Thạc Sĩ Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ p

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    127
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ MÚA RỐI NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
    VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG DU LỊCH . 6
    1.1. Tổng quan nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ 6
    1.1.1.Đồng bằng Bắc Bộ - môi trường sản sinh ra múa rối nước . 6
    1.1.2. Múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam 9
    1.1.3. Sân khấu múa rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam . 25
    1.2. Vai trò của Múa rối nước trong Du lịch . 43
    1.3. Những vấn đề đặt ra của việc khai thác nghệ thuật múa rối nước
    trong du lịch 44
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 46
    Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC MÚA RỐI NƯỚC TRONG DU LỊCH 47
    2.1. Công tác tổ chức - quản lý 47
    2.1.1. Công tác tổ chức - quản lý hoạt động du lịch . 47
    2.1.2. Cơ quan quản lý hoạt động nghệ thuật múa rối nước 48
    2.2. Thực trạng cơ sở vật chất – kỹ thuật 57
    2.2.1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật sân khấu múa rối truyền thống 57
    2.2.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật sân khấu múa rối chuyên nghiệp . 58
    2.2.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật tại các điểm Tham quan – Du lịch . 59
    2.3. Thực trạng nhân lực . 63
    2.3.1. Thực trạng nhân lực sân khấu múa rối chuyên nghiệp . 63
    2.3.2. Thực trạng nhân lực sân khấu múa rối truyền thống 64
    2.3.3. Thực trạng nhân lực các điểm tham quan - du lịch 67
    2.4. Xây dựng múa rối nước thành sản phẩm phục vụ phát triển
    Du lịch . 67
    2.4.1. Các tuyến điểm du lịch tại đồng bằng Bắc Bộ có sự tham gia
    128
    của múa rối nước . 67
    2.4.2. Sản phẩm phục vụ phát triển Du lịch của sân khấu múa rối truyền
    thống 71
    2.4.3. Sản phẩm phục vụ phát triển Du lịch của sân khấu múa rối
    chuyên nghiệp . 72
    2.4.4. Sản phẩm phục vụ phát triển Du lịch của các điểm tham quan 74
    2.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá và thu hút khách du lịch . 76
    2.5.1. Vai trò của các đơn vị tổ chức quản lý trong việc tổ chức các
    hoạt động tuyên truyền, quảng bá múa rối nước 76
    2.5.2. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch tại sân
    khấu rối nước truyền thống . 79
    2.5.3. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch đối với
    sân khấu múa rối nước chuyên nghiệp . 81
    2.5.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch tại các
    điểm tham quan . 83
    2.6. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật múa rối nước . 86
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 92
    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC MÚA RỐI NƯỚCTRONG
    PHÁT TRIỂN DU LỊCH . 93
    3.1. Căn cứ khoa học của đề xuất . 93
    3.1.1. Nguyên tắc và định hướng phát triển Du lịch . 93
    3.1.2. Nguyên tắc và định hướng bảo tồn văn hóa dân gian . 94
    3.1.3. Nghệ thuật múa rối nước và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa . 94
    3.1.4. Thực trạng khai thác hoạt động múa rối nước trong du lịch 95
    3.2. Các đề xuất, giải pháp 95
    3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý . 95
    3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất- kỹ thuật . 97
    129
    3.2.3. Nhóm giải pháp về nhân lực . 98
    3.2.4. Nhóm giải pháp về sản phẩm 100
    3.2.5. Nhóm giải pháp về hoạt động tuyên truyền quảng bá thu hút
    khách du lịch . 102
    3.2.6. Nhóm giải pháp về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của
    nghệ thuật múa rối nước . 103
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 107
    KẾT LUẬN . 108
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111
    PHỤ LỤC 117




    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Cùng với xu hướng gia tăng nhu cầu du lịch trên thế giới,
    những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng có vai trò
    quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
    Chính vì vậy, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực phát triển du lịch
    đang là vấn đề cấp thiết.
    Ngoài những nhân tố như nền chinh trị ổn định, kinh tế đang
    trên đà phát triển. Một trong những lợi thế nổi bật của Việt Nam
    chính là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú. :
    di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, vườn quốc Gia Phong Nha
    – Kẻ Bàng; di sản văn hóa thế giới cố đô Huế, phố cổ Hội An; di sản
    văn hóa cần được bảo vệ Quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi vật
    thể Nhã Nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
    Nguyên.Và hàng trăm, hàng nghìn các di tích lịch sử được công nhận,
    điểm tham quan Du lịch trên địa bàn cả nước.
    Trong khi nguồn tài nguyên, các chương trình du lịch hết sức
    phong phú, thì các hoạt động bổ trợ đi kèm trong chương trình du
    lịch dường như còn đang rất hạn chế. Trong số ít vốn văn hóa đặc sắc
    của dân tộc được khai thác, múa rối nước hiện nay dường như là hoạt
    động không thể thiếu đối với các du khách, đặc biệt là du khách nước
    ngoài. Đã đến Việt Nam, du khách không muốn bỏ lỡ được mục sở
    thị các tiết mục múa rối nước. Tùy điều kiện và đặc tính du lịch,
    người ta có thể tìm chỗ xem ở trong Nam, ngoài Bắc. Nhưng nếu có
    cơ hội, du khách vẫn để giành ra miền Bắc – Hà Nội hoặc các tỉnh
    lân cận để xem cho bằng được.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Múa rối nước đã được đề cập tương đối cụ thể, chi tiết trong
    các tác phẩm của nhiều học giả nổi tiếng như Tô Sanh, Nguyễn Huy
    Hồng, Hữu Ngọc, Trung Dũng, Lê Văn Ngọ. Ngoài ra còn có rất
    nhiều bài báo, bài viết cùng chủ đề. 2
    Nghệ thuật múa rối nước,
    Vai trò của nghệ nhân dân gian trong bảo tồn và phát huy
    nghệ thuật rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ,
    Cùng với đó, các nghiên cứu riêng biệt về một đơn vị
    phường rối tương đối đầy đủ nhưng chưa tập trung:
    Múa rối, môn nghệ thuật truyền thống của quê hương Nam
    Định, Đỗ Đình Thọ (2000)
    Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền
    Thăng Long – Hà Nội, Lê Văn Ngọ (2004)
    Ngoài ra còn có các nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa
    múa rối và du lịch xoay quanh các đề tài về nhà hát múa rối nước
    Thăng Long, Nhà hát múa rối Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học .
    Như vậy, đề tài tổng hợp về nghệ thuật múa rối nước dưới
    góc độ khai thác vào hoạt động du lịch trên phạm vị đồng bằng Bắc
    Bộ chưa có nghiên cứu cụ thể. Đề tài “khai thác các giá trị văn hóa
    của nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
    phục vụ phát triển Du lịch” là đề tài mới, chưa có nghiên cứu tiền
    nhiệm.
    3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
    Mục đích:
    - Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt
    Nam
    - Nắm bắt được thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của
    nghệ thuật múa rối nước, đặc biệt trong Du lịch.
    - Dựa trên thành tựu và thực trạng, phân tích kiến giải, đề
    xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo tồn, phát huy nghệ thuật
    múa rối nước, khai thác phục vụ phát triển du lịch.
    Nội dung:
    - Tập trung tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước, các giá trị văn
    hóa của nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt
    Nam, vận dụng khai thác trong Du lịch. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hoạt động múa rối
    nước trên địa bàn các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ, trong đó việc
    khai thác các giá trị, đặc biệt là giá trị văn hóa – nghệ thuật múa rối
    nước phục vụ hoạt động phát triển du lịch.
    Phạm vi nghiên cứu
    Do tính phong phú của đề tài, sự giới hạn về không gian, thời
    gian và năng lực cá nhân, tác giả nghiên cứu việc khai thác nghệ thuật
    múa rối nước trong phạm vi vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, tập
    trung phân tích vào các đơn vị tiêu biểu, đại diện khái quát cho tình hình
    chung của nhóm trong đề tài. Theo tiêu chí:
    + Có hoạt động múa rối đang hoặc có khả năng tồn tại, hoạt
    động thường xuyên,
    + Có khách du lịch đến tham quan hoặc đi biểu diễn phục vụ
    các mục đích văn hóa xã hội, du lịch.
    + Có những nét độc đáo riêng, cơ sở vật chất đủ để duy trì và
    phát triển.
    Theo đó, tác giả đề cập đến 14 phường rối nước dân gian, 04
    phường rối cạn, tiêu biểu là phường múa rối dân gian Đào Thục và
    Đồng Ngư. 03 trung tâm biểu diễn chuyên nghiệp là nhà hát múa rối việt
    Nam và nhà hát múa rối Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học. Do tính
    thời sự, mọi cơ sở đều biến đổi thích ứng phù hợp với thời đại, tác giửa
    tập trung nghiên cứu hoạt động khai thác và bảo tồn nghệ thuật múa rối
    nước từ những năm 2000 đến 2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập tư liệu
    - Phân tích, tổng hợp
    - Khảo sát thực tế, điền dã
    6. Bố cục luận văn:
    Gồm 03 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...