Thạc Sĩ Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
    hoá –xã hội của các nước. Những nước có ngành kinh tế phát triển hàng năm có
    đến một nửa dân số đi du lịch. Nhiều nước coi du lịch là một trong những chỉ
    tiêu để đánh giá mức sống của người dân. Cùng với sự gia tăng quốc tế hoá sản
    xuất và đời sống của thời đại, sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật –
    công nghệ thì du lịch đang và sẽ trở thành một hiện tượng xã hội, một nhu cầu
    phổ biến biểu thị sự nâng cao mức sống vật chất và đời sống tinh thần.
    Bước sang thế kỷ XXI, ngành du lịch sẽ ngày càng phát triển. Việt Nam đã và
    đang trở thành điểm đến an toàn cho mọi du khách với bề dày truyền thống lịch
    sử mấy nghìn năm. Ở bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam ta cũng bắt gặp
    những dấu tích ghi chiến công của ông cha ta trong quá trình dựng nước và giữ
    nước. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú và đa dạng : các di tích lịch sử
    văn hoá, các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán, các lễ hội chính là
    tiềm năng to lớn cho sự phát triển du lịch.
    Đức Thánh Gióng - một trong bốn vị thánh bất tử của Việt Nam, là biểu tuợng
    chống giặc ngoại xâm của dân tộc, thể hiện khao khát độc lập tự do bằng bất cứ
    giá nào : tới mức cả đứa trẻ Gióng khi cần cũng lớn bổng lên kỳ diệu để diệt
    giặc. Thánh Gióng là sự khái quát hoá, hình tượng hoá và lý tưởng hoá toàn bộ
    quá trình sinh ra, lớn lên, chiến đấu và chiến thắng của đội quân chống xâm lược
    đầu tiên của Việt Nam trong thời kỳ Văn Lang.
    Lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn – Hà Nội với những nghi lễ đã thành
    hệ thống có khả năng giúp con người tu dưỡng, trau dồi đức độ, thoả mãn chiều
    sâu tình cảm, tâm lý nhằm điều hoà cuộc sống. Những nghi thức được thực hiện
    hàng năm không nghỉ, luôn được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và
    sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt
    Nam. Hội Gióng - đền Sóc mang đến cho người dân địa phương cũng như khách
    thập phương niềm vui và niềm tin vào những điều tốt đẹp đang đến với mình Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
    Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 2
    trong dịp đầu xuân.
    Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn
    Tháng Ba giỗ tổ Hùng Vương nhớ về
    Với Thánh Gióng trong tâm thức của người dân đất Việt, đó là hào khí của
    bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức
    mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
    Bên cạnh đó còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, trách nhiệm của con
    người đối với tổ quốc.
    Nghiên cứu về “ Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng)
    – Sóc Sơn để phục vụ du lịch” để thấy được những thế mạnh của lễ hội cũng
    như đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch nơi đây là vấn đề hết
    sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
    Đồng thời là một sinh viên của ngành văn hoá du lịch với những kiến thức đã
    được học ở nhà trường và những hiểu biết thực tế tại địa phương, với phương
    châm “ Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, người viết cũng
    mong muốn đóng góp những ý kiến, những giải pháp để du lịch đền Sóc (đền
    Gióng) – Sóc Sơn ngày càng trở thành điểm du lịch hấp dẫn hơn đối với du
    khách.
    Chính suy nghĩ này đã thôi thúc người viết lựa chọn “ Khai thác các giá trị
    văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch” là đề tài
    khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
    Nghiên cứu về đề tài này người viết mong muốn được đóng góp một phần
    nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc để phục
    vụ du lịch. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút khách
    du lịch đến với lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn.
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền
    Gióng) – Sóc Sơn để đưa chúng vào khai thác, phục vụ cho việc phát triển du
    lịch. Bước đầu đưa ra những giải pháp để khai thác lễ hội nơi đây có hiệu quả.
    Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
    Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 3
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, người viết đã sử dụng một số
    phương pháp sau :
    - Phương pháp điền dã, thực địa.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
    4. Bố cục của khoá luận.
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thành phần phụ lục, danh mục tài liệu
    tham khảo thì bài khoá luận được chia làm 3 chương :
    Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài.
    Chương II : Giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn – Hà Nội.
    Chương III : Thực trạng hoạt động du lịch và một số giải pháp để khai thác lễ
    hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn có hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...