Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa của làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội phục vụ ph

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN . 1.
    MỞ ĐẦU . 2.
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN 3.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN 4.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 4.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu . 4.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4.
    5. NGUỒN TƯ LIỆU CỦA KHÓA LUẬN 5.
    6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN . 5.
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG CỔ LOA . 6.
    1.1. Địa lý hành chính và điều kiện tự nhiên 6.
    1.2. Sự hình thành và phát triển làng Cổ Loa 9.
    1.3. Cơ sở kinh tế của làng Cổ Loa 15.
    1.3.1. Nông nghiệp . 15.
    1.3.2. Nghề thủ công . 18.
    1.3.3. Thương nghiệp . 20.
    1.4. Cơ cấu tổ chức của làng Cổ Loa . 22.
    1.4.1. Thiết chế tổ chức 22.
    1.4.2. Ngôi thứ đình chung . 29.
    1.5. Tiểu kết chương 1 . 31.
    Chương 2: CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA LÀNG CỔ LOA 32.
    2.1. CÁC THÀNH TỐ VÀ CÁC GIÁ TRỊ PHI VẬT THỂ LÀNG CỔ LOA 32.
    2.1.1. Khu di tích đình, đền, am, giếng, chùa tại làng Cổ Loa . 32.
    2.1.1.1. Đền An Dương Vương (đền Thượng) . 32.
    2.1.1.2. Đình Cổ Loa (đình ngự triều di quy) . 34.
    2.1.1.3. Am Mỵ Châu 36.
    2.1.1.4. Giếng Ngọc 38.
    2.1.1.5. Chùa Bảo Sơn 39.
    2.1.2. Thành Cổ Loa .41.
    2.1.2.1. Xây dựng thành Cổ Loa 42.
    2.1.2.2. Cấu trúc thành Cổ Loa 43.
    2.1.2.3. Ý nghĩa và giá trị thành Cổ Loa 45.
    2.1.3. Văn chỉ . 47.
    2.1.4. Nhà bia . 48.
    2.2. CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ . 49.
    2.2.1. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng 49.
    2.2.2. Hội Cổ Loa (Hội “Bát xã hộ nhi”) 52.
    2.2.2.1. Phần lễ . 52.
    2.2.2.2. Phần hội 61.
    2.2.2.3. Ý nghĩa của lễ hội 62.
    2.2.3. Phong tục tập quán . 63.
    2.2.3.1. Tục trọng lão . 63.
    2.2.3.2. Tục kết nghĩa . 64.
    2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ-VĂN HÓA CỦA LÀNG CỔ LOA . 65.
    2.3.1. Giá trị lịch sử 65.
    2.3.2. Giá trị tâm linh . 66.
    2.3.3. Giá trị cộng đồng 68.
    2.4. Tiểu kết chương 2 . 69.
    Chương 3: VẤN ĐỀ KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG CỔ LOA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỜI GIAN QUA . 71.
    3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ LOA 71.
    3.2. DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG CỔ LOA 75.
    3.3. HÌNH THÀNH MỘT SỐ TUYẾN DU LỊCH TẠI CỔ LOA . 75.
    3.3.1. Tuyến du lịch trong làng 76.
    3.3.2. Các tuyến du lịch từ Cổ Loa đi đến nơi khác . 77.
    3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG CỔ LOA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 82.
    3.4.1. Định hướng quy hoạch du lịch làng Cổ Loa 82.
    3.4.2. Giải pháp tôn tạo và bảo tồn các di tích . 84.
    3.4.3. Giải pháp tuyên truyền, quảng cáo trong phát triển du lịch . 86.
    3.4.4. Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 87.
    3.4.5. Giải pháp huy động vốn để phát triển du lịch 88.
    3.5. Tiểu kết chương 3 . 89.
    KẾT LUẬN . 90.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93.

    MỞ ĐẦU
    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Từ khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, vừa mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội cao; vừa góp phần quảng bá hình ảnh và các giá trị lịch sử - văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
    Hoạt động du lịch trên thế giới đang diễn ra những thay đổi quan trọng. Các nước đang phát triển và mới phát triển đang mở rộng các loại hình du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, bởi có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn. Thiên nhiên thu hút du khách bởi vẻ hoang sơ, kỳ bí; còn tài nguyên nhân văn mang đến nét cổ kính, truyền thống lâu đời, riêng có của mảnh đất đó.
    Việt Nam có tài nguyên du lịch phong phú, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, có bề dày lịch sử - văn hóa hàng nghìn năm. Đây là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó có loại hình du lịch du khảo đồng quê.
    Cuộc sống công nghiệp và đô thị với những bộn bề, áp lực của công việc khiến con người luôn muốn trở về và hòa mình với thiên nhiên, đến các làng quê ở ngoại thành là một lựa chọn hợp lý. Chính vì thế, du lịch văn hóa làng đang trở thành phổ biến. Mỗi ngôi làng đều chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử khác nhau, mang đậm bản sắc riêng. Hầu hết các làng đều có hệ thống di tích đình, đền, chùa gắn liền với đó là lễ hội, các trò chơi dân gian, phong tục tập quán phản ánh rõ cuộc sống, lao động và chiến đấu của người dân, qua đó cũng thể hiện ước nguyện, mơ ước đến những giá trị tốt đẹp chân - thiện - mỹ và điểm đặc biệt là còn chứa đựng các diễn biến, dấu tích thời kỳ lịch sử. Những yếu tố truyền thống đó, là nét hấp dẫn, thu hút du khách đến để tìm hiểu, nghiên cứu và tham quan du lịch.
    Trong hàng vạn ngôi làng lớn nhỏ trên vùng đồng bằng Bắc Bộ, làng Cổ Loa từ xưa đã nổi danh trong sử sách. Đây là ngôi làng cổ được hình thành từ thuở các Vua Hùng, hai lần chọn làm Kinh đô của đất nước, có hệ thống các di tích phong phú, có hội “bát xã hộ nhi” phản ánh rất rõ nét truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Đây còn là một làng quê có bề dày truyền thống cách mạng. Ngày nay, Cổ Loa có nhiều thay đổi cùng với quá trình CNH - HĐH, từ một ngôi làng làm nông đã đang dần chuyển sang công - thương nghiệp.
    Những điểm nổi bật mang đặc trưng riêng của làng Cổ Loa là một nét hấp dẫn lớn thu hút nhiều du khách đến tham quan. Việc khai thác các giá trị của hệ thống di tích và lễ hội còn mang một ý nghĩa lớn trong dịp kỷ niệm mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua.
    Hoạt động du lịch phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tiềm năng sẵn có của vùng đất Cổ Loa không chỉ góp phần phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục và nâng cao ý thức cho cán bộ, nhân dân hiểu được các giá trị tốt đẹp này; từ đó giữ gìn và phát huy những truyền thống vô cùng quý báu của cha ông để lại.
    Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài:“ Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa của làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội phục vụ phát triển du lịch” làm khóa luận tốt nghiệp.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN
    - Làm rõ các giá trị lịch sử - văn hóa của làng Cổ Loa có giá trị phục vụ phát triển du lịch; bao gồm: các di tích đình, đền, am, chùa, các giá trị về tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống .
    - Đưa ra một số luận cứ khoa học để chính quyền xã Cổ Loa, các ban ngành có liên quan của huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội) tham khảo trong việc khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của vùng phát triển du lịch; góp phần phát triển kinh tế, xây dựng ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đậm chất riêng của làng Cổ Loa.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán truyền thống của làng Cổ Loa có giá trị phục vụ phát triển du lịch.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Khóa luận nghiên cứu chính ở làng Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội; kết hợp khảo sát sơ bộ một số di tích, lễ hội có liên quan ở các làng phụ cận.
    - Về thời gian: Khóa luận xem xét, tìm hiểu các thành tố văn hóa truyền thống của làng Cổ Loa còn tồn tại và lưu giữ đến ngày nay.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Khóa luận được viết trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và phát triển du lịch.
    Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Sử học, Dân tộc học; trong đó, phương pháp chủ yếu là điền dã dân tộc học để thu thập các tư liệu.
    Khóa luận còn sử dụng phương pháp hệ thống để phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu, đánh giá các giá trị truyền thống của làng Cổ Loa.
    5. NGUỒN TƯ LIỆU CỦA KHÓA LUẬN
    Nguồn tư liệu của khóa luận được xây dựng trên cơ sở thực tế điền dã, kết hợp kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu về các giá trị lịch sử, văn hóa làng Cổ Loa đã được công bố từ trước đến nay.
    6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
    Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận được chia làm 3 chương :
    Chương 1: Giới thiệu về làng Cổ Loa.
    Chương 2: Các giá trị lịch sử - văn hóa làng Cổ Loa.
    Chương 3: Vấn đề khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng Cổ Loa phục vụ phát triển du lịch trong thời gian qua
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...