Báo Cáo Khái quát về ngành NH Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Khái quát về ngành NH Việt Nam
     Quy mô hệ thống ngân hàng
    Tính đến thời điểm tháng 4/2010, hệ thống NH Việt Nam có 4 NHTM quốc doanh, 39 NHTM cổ phần, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài và 40 chi nhánh NHTM nước ngoài.
    Về số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, mặc dù số lượng hiện có là khá lớn, tuy nhiên phần lớn các chi nhánh chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị mới. Tại những vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn nghèo hầu như không có sự có mặt của chi nhánh các NHTM cổ phần (ngân hàng hoạt động “độc quyền” tại những khu vực này thường là NH chính sách xã hội và NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam). Chính vì không có sự cạnh tranh nên hoạt động ngân hàng ở các vùng miền này thường có chất lượng dịch vụ không cao, thái độ phục vụ của nhân viên chưa tốt.

     Vốn điều lệ, tổng tài sản
    Vốn điều lệ của các NHTM của Việt Nam ở mức quá thấp so với các NHTM trong khu vực và trên thế giới. NHTM có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cũng mới chỉ có mức vốn điều lệ 13.400 tỷ đồng tương đương 696 triệu USD, mức này thực sự quá nhỏ bé so với các NHTM trong khu vực. Trong khi đó, Tổng tài sản của 35 NHCP Việt Nam là vào khoảng 400 ngàn tỉ đồng (25 tỉ USD), chỉ bằng 35% GDP của Việt Nam.

     Độ an toàn vốn
    Yếu tố này thường được đánh giá bằng chỉ tiêu hệ số an toàn vốn (CAR) = Vốn tự có/ Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ an toàn cho vốn của ngân hàng. Hiện nay quy định của NHNN hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NH phải đạt 8% theo tiêu chuẩn Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành.Mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay đều đã đạt mức 8% (không kể một số ngân hàng mới thành lập), trong đó Agribank là thấp nhất ở mức 8%, các NHTMNhà nước ở mức 8 - 10% và NHTMCP lớn 12%-13%. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực hiện đang áp dụng chuẩn Basel II (15%) thì CAR của các NHTM Việt Nam còn thấp và cần được cải thiện bằng cách tăng vốn điều lệ.

     Khả năng sinh lời
    Yếu tố này thường được đánh giá bằng các chỉ số ROE và ROA. Hệ số này của các NHTM Việt Nam vẫn đang được cải thiện, tuy nhiên do chất lượng tín dụng kém trong khi các hoạt động kinh doanh ngoài lãi chưa phát triển nên hệ số ROA và ROE của các NHTM Việt Nam còn khá thấp và chưa ổn định.Có thể thấy tầm quan trọng của quy mô đối với hoạt động của các ngân hàng khi so sánh kết quả kinh doanh của hai năm 2007 và 2008. Trong khi hầu hết các ngân hàng nhỏ đều chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 thì các ngân hàng lớn như ACB vẫn giữ được sự ổn định cần thiết.

     Tình hình các hoạt động của NHTM

     Hoạt động huy động vốn:
    Đây là mảng có diễn ra sự cạnh tranh, giành giật thị trường rất quyết liệt giữa các NHTM. Công cụ chủ yếu mà các NH sử dụng là lãi suất và các hình thức giá trị gia tăng cho khách hàng như khuyến mãi, hậu mãi, chương trình trúng thưởng (thực chất mục đích của các chương trình này là để lách trần lãi suất huy động do NHNN quy định). Rõ ràng việc phải phụ thuộc quá nhiều vào việc tăng lãi suất để cạnh tranh sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH.

    MỤC LỤC

    A. Khái quát về ngành NH Việt Nam 2

    B.Phân tích ngành NH Việt Nam 3

    I. Phân tích vĩ mô ngành NH Việt Nam 3
    1. Phân tích chu kì kinh tế : 3
    2. Ảnh hưởng của thay đổi cấu trúc kinh tế đến ngành : 5
    3. Chu kì kinh doanh ngành : 6
    4. Phân tích môi trường cạnh tranh trong cùng ngành ngân hàng : 7

    II.Phân tích vi mô ngành 9

    III.Phân tích Swot 14

    IV.Định hướng phát triển của chính phủ trong năm 2010 17

    V. Dự báo cho quý IV 17
     
Đang tải...