Chuyên Đề Khái quát về lao động và việc làm

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái quát về lao động và việc làm
    Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống. Do đó, lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người và xã hội loài người với các loài động vật và xã hội loài vật khác. Trong quá trình lao động, con người không những tạo ra của cải, mà còn cải tạo bản thân mình làm cho con người phát triển cả về thể lực và trí lực. Đặc trưng chủ yếu của lao động là sáng tạo ra giá trị và của cải cho phép đáp ứng nhu cầu của con người, và những nhu cầu này phát triển, vô hạn nên bản thân lao động cũng phát triển và vô hạn, ít nhất cũng là sự phát triển của chính bản thân con người. Song, những nhu cầu không chỉ thuộc lĩnh vực kinh tế, vật chất, mà còn bao gồm tất cả những lĩnh vực kết tinh thành văn hóa, xã hội, đời sống cộng đồng. Trong thực tiễn, không phải là thiếu lao động, mà là thiếu việc làm. Việc làm chỉ là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó lao động được diễn ra. Trong xã hội có giai cấp thì việc làm chịu chi phối bởi lợi ích của giai cấp thống trị và hệ thống luật pháp dựa trên cơ sở lợi ích của giai cấp đó hoạch định. Do đó, lao động thuộc về nhu cầu vô hạn của con người như là một cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội, còn việc làm thì lại là phạm trù giới hạn và bị lợi ích giai cấp chi phối. Trong thực tiễn, vì lợi ích kinh tế những giai cấp nắm trong tay các điều kiện vật chất của lao động có thể thu hút nhanh chóng những khối lượng lớn sức lao động vào các quá trình sản xuất và cũng vì lợi ích kinh tế họ sẵn sàng sa thải hàng loạt người lao động, nên việc làm của xã hội bị thu hẹp lại. Mặt khác, quá trình lao động không chỉ diễn ra đơn độc giữa một cá thể và tự nhiên, mà trong quá trình đó, con người tác động vào nhau nhờ đó mà hình thành nên tập quán, truyền thống và trở thành những đặc trưng văn hóa của một dân tộc, quốc gia. Như vậy sự thay đổi cơ bản về mặt văn hóa cũng phải được xảy ra trong quan hệ của chúng ta với lao động và sự giàu có. Phải coi lao động là sáng tạo ra của cải, tất cả những gì góp phần tạo ra giá trị theo nghĩa kinh tế, tạo ra sự sung túc về phương diện cá nhân, tạo ra mối quan hệ xã hội về phương diện tập thể [24, tr. 25].
    Theo Mác: "Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên" [20, tr. 266]. Trong quá trình đó con người đã vận dụng sức lực của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, có mục đích nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình. Trong quá trình lao động sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong bất kỳ nền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...