Luận Văn Khái quát về KTNN

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái quát về KTNN


    PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trên con đường lịch sử phát triển nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã xuất hiện mô hình kinh tế chỉ huy. Thực chất đây là nền kinh tế chỉ thuần khiết với hai thành phần kinh tế đó là thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể, mô hình kinh tế này đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, làm mai một các nghành nghề truyền thống, không gắn kết được người sản xuất với công việc của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp .v.v
    Từ việc nhận thức đúng đắn trong thực tiễn cũng như lý luận, ngay từ Đại Hội Đảng VI, Đảng ta đã xác định: chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy mang nặng tính bảo thủ và trì trệ sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước (KTNN) luôn giữ vai trò chủ đạo, cùng với thành phần kinh tế tập thể dần sẽ trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
    Sau 15 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế hàng hoá đang hoạt động rất sôi động và hiệu quả, mở ra cho nước ta nhiều cơ hội và vận hội mới, đồng thời cũng phát sinh không ít những khó khăn và thách thức mới. Mặt khác sinh viên lập nghiệp đang là một xu hướng tích cực trong những năm gần đây, việc thành đạt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của những ông chủ, bà chủ, đang là sinh viên và còn ngồi trên giảng đường đại học, điều này đã phản ánh được tính năng động, sáng tạo của sinh viên trong nền kinh tế thị trường. Là một sinh viên kinh tế, em thiết nghĩ cần phải tìm hiểu tốt các kiến thức về kinh tế thị trường mà trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, đây là việc làm rất thiết thực. Đó là cơ sở, tiền đề vững chắc giúp cho quá trình lập nghiệp sau này của bản thân em.
    PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

    I. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHẦN KTNN.
    1. Thành phần KTNN.
    Có nhiều quan điểm nói về KTNN, nhưng chúng ta không thể đồng nhất giản đơn KTNN với các doanh nghiệp nhà nước(DNNN). Mà ta thấy KTNN bao gồm các DNNN ( kinh tế quốc doanh ) và các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước như: Đất đai, tài nguyên, ngân hàng .v.v
    ã Khái niệm thành phần KTNN: Là những đơn vị, tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh. Mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc phần của Nhà nước chiếm một tỷ lệ khống chế.
    ã Con đường hình thành: KTNN trước hết là các doanh nghiệp cổ phần được hình thành trên cơ sở :
    - Nhà nước đầu tư xây dựng.
    - Quốc hữu hoá những doanh nghiệp tư bản tư nhân.
    - Góp cổ phần khống chế với các doanh nghiệp tư nhân.
    Ngoài ra với tính chất xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta xác định: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài chính , ngân hàng .v.v Do Nhà nước nắm giữ nhằm chi phối và điều tiết định hướng sự phát triển kinh tế xã hội.
    ã Các đặc trưng của thành phần KTNN:
    - Đặc trưng của thành phần KTNN là thuộc sở hữu của Nhà nước, ở đây ta cần phân biệt sở hữu Nhà nước với quyền sử dụng của thành phần KTNN. Ta thấy:
    + Phạm trù sở hữu Nhà nước rộng lớn hơn phạm trù KTNN, đã nói tới thành phần KTNN thì trước tiên nó phải thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhưng sở hữu của Nhà nước có thể do các thành phần kinh tế khác sử dụng, ví dụ như đất đai là tài sản mà Nhà nước đại diện cho toàn dân về sở hữu, nhưng kinh tế hộ gia đình ( cá thể tiểu chủ ), các hợp tác xã nông nghiệp, hay các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác vẫn được Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài, chính việc này đã giải thích được việc mua bán đất đai trên thị trường hiện nay: đây thực chất chỉ là việc mua bán quyền sử dụng đất đai, bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên con người không thể tiến hành sản xuất ra nó được. Ngược lại những tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước thì không hẳn đã phải do thành phần KTNN sử dụng, mà các thành phần kinh tế khác vẫn có thể sử dụng, ví dụ như việc Nhà nước góp vốn, cổ phần ở các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác thông qua việc liên doanh, liên kết mà từ đó hình thành nên thành phần kinh tế tư bản Nhà nước
    + Các DNNN tổ chức kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế.
    +Thực hiện phân phối theo lao động và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đây là một đặc điểm rất quan trọng của các doanh nghiệp thuộc thành phần KTNN, là hình thức phân phối căn bản và là nguyên tắc phân phối chủ yếu, thích hợp với các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay.
    2. Phân biệt KTNN với kinh tế tư bản độc quyền.
    Trong sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường của một các nước, thì Nhà nước luôn là một chủ thể kinh tế quan trọng có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào nền kinh tế, đồng thời Nhà nước đưa ra các chính sách vĩ mô nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường đem lại, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế .v.v . Vì thế mà Samuelson đã nhận định “ Thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế chẳng khác nào vỗ tay mà chỉ dùng một bàn tay . Ngày nay KTNN ở Việt nam là đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn kinh tế tư bản độc quyền Nhà nước là đặc trưng của nền kinh tế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa. Giữa chúng có những điểm khác nhau căn bản sau:

     
Đang tải...