Luận Văn Khái quát về khu công nghiệp Tiên Sơn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái quát về khu công nghiệp Tiên Sơn
    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    I. Sự cần thiết hình thành khu công nghiệp Tiên Sơn 2
    II. Vị trí 3
    1. Vị trí địa lý 4
    III. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ khu công nghiệp 5
    1. Hệ thống giao thông nội bộ 5
    2. Hệ thống cấp điện 6
    3. Hệ thống cấp thoát nước 6
    4. Hệ thống thông tin liên lạc 7
    5. Các cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác: 8
    IV. Thời gian hoạt động danh sách các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh 10
    KẾT LUẬN 15
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một nước nằm trong vành đai phát triển của thế giới với rất nhiều thuận lợi để vươn lên. Với quyết tâm xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Đảng và nhà nước đã có rất nhiều chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà: “Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam”( Trích Luật Đầu tư Số 59/2005/QH11 ngày 29, tháng 11, năm 2005). Từ khi chúng ta chính thức mở cửa thị trường vào những năm 90, rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tìm đến Việt Nam để phát triển nguồn vốn của mình. Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2000 mới chỉ có 2,7 tỷ USD đã tăng lên thành 20,3 tỷ USD trong năm 2007.
    Đứng trước nhu cầu đầu tư với quy mô và loại hình vô cùng phong phú và đa dạng như trên, Chính phủ đã cho phép hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với quy mô lớn ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tính đến nay đã có khoảng trên 30 khu công nghiệp đã hoàn thiện và đi vào sử dụng. Điển hình như các khu công nghiệp Biên Hoà (Đồng Nai), Tiên Sơn (Bắc Ninh), Nam Thăng Long (Hà Nội), Tân Thuận (Tp Hồ Chí Minh), . Ngoài các khu công nghiệp tập trung ở các đô thị, còn có rất nhiều khu công nghiệp địa phương ở các thành phố , thị xã, thị trấn. Các khu công nghiệp này không lớn lắm, nhưng vai trò và vị trí của nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của đô thị, của các ngành nghề chế biến tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã xuất hiện nhiều bất cập cần phải được nhanh chóng giải quyết để nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam như quy hoạch, luật pháp,
    Không nằm ngoài xu hướng chung của cả nước, tỉnh Bắc Ninh trong những năm đổi mới cũng đã có rất nhiều cố gắng nhằm cải tạo mỗi trường chính sách, thu hút các nhà đầu tư từ nhiều nơi đến với tỉnh mình. Với vị thế hết sức thuận lợi, nằm trong tam giác phát triển của miền Bắc, Bắc Ninh đã cho xây dưng nhiều khu công nghiệp, phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư. Khu công nghiệp Tiên Sơn, được hình thành và xây dựng năm 1999, là khu công nghiệp điển hình của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của khu vực miền Bắc nói chung. Đây là một trong những khu công nghiệp đâù tiên của cả nước được xây dựng đồng bộ cả về kinh tế và xã hội: khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, nhà ở và các dịch vụ hạ tầng xã hội.
    I. Sự cần thiết hình thành khu công nghiệp Tiên Sơn
    Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất rất quan trọng. Với lợi thế của nó việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ góp phần to lớn phát triển kinh tế địa phương.
    - Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn không chỉ vốn trong nước mà còn phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nguồn vốn rất lớn và quan trọng, tuy nhiên yêu cầu của chủ đầu tư về môi trường đầu tư, quy hoạch xây dựng, các nguồn đầu vào, cũng rất cao! Để đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, đồng thời để quản lí nhà nước được đơn giản, gọn nhẹ và thuận lợi cho việc sản xuất của các doanh nghiệp sau này, sự ra đời của những nơi sản xuất tập trung như KCN là một điều tất yếu.
    - Đầu tư không chỉ đem lại lợi ích kinh tế trước mắt cho địa phương, mà còn giúp trình độ công nghệ tăng lên đáng kể. Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang phát triển rất quan tâm, chú ý. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, nhà đầu tư thường đưa vào KCN, những công nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể giới. Quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra dưới nhiều hình thức đã giúp đào tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
    -Đầu tư vào KCN thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là bộ phận dân cư ngay tại địa phương đặt KCN đó. Ngoài ra, KCN còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho địa phương.
    Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX. Thành công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCN góp phần quan trọng đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước.
    Cùng với các địa phương trong cả nước tỉnh Bắc Ninh bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều lợi thế như là gần Hà Nội và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào . Đặt ra mục tiêu đưa Bắc Ninh sớm trở thành thành phố công nghiệp hiện đại với trình độ công nghiệp công nghệ cao .Để đạt được yêu cầu này, một trong những vấn đề cần thiết là tỉnh phải tập trung qui hoạch các khu công nghiệp. Từ đó, tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đột phá về phát triển công nghiệp. Nhằm phát huy các thế mạnh này, ngày 18/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1129/QĐ-TTg để thành lập Khu công nghiệp Tiên Sơn và giao cho Tổng Công ty VIGRACERA làm Chủ đầu tư. Chính Phủ và UBND Tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu phấn đấu phát triển KCN Tiên Sơn – khu công nghiệp đầu tiên và lớn nhất của tỉnh trở thành khu vực kinh tế động lực, góp phần quan trọng hàng đầu tạo đà cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành tỉnh công nghiệp kiểu mẫu.
    II. Vị trí
    Tỉnh Bắc Ninh với diện tích khoảng 800 km2, dân số gần 1 triệu người, là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hoá lâu đời, mảnh đất trù phú nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng.
    Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng lưới đường thuỷ có các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài.

    Với mục tiêu như vậy, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, đến các hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ hỗ trợ đa dạng và phong phú, tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN.
    Hơn nữa, các Doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tiên Sơn được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Nhà nước và đặc biệt của Tỉnh Bắc Ninh mà nhiều KCN khác không thể có được.
    1. Vị trí địa lý
    Khu công nghiệp Tiên Sơn có diện tích 350 ha, có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. Khu công nghiệp nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và Quốc lộ 1A mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường sắt quốc gia, phía Đông giáp kênh thoát nước phục vụ nông nghiệp xã Nội Duệ, phía Tây giáp xã Đồng Nguyên và đường tỉnh lộ 295. Từ Khu công nghiệp Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển nước sâu Cái Lân, về phía Tây đến sân bay quốc tế Nội Bài.
    Vị trí địa lý KCN Tiên Sơn Vị trí địa lý KCN Tiên Sơn
    Bản đồ liên hệ vùng
    + Cách sân bay quốc tế Nội Bài : 30 Km
    + Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) : 120 Km
    + Cách cảng biển Hải Phòng : 100 Km
    + Cách cửa khẩu Lạng Sơn : 120 Km
    + Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội : 22 Km
    Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí địa lý, vị trí phong thủy rất tốt.
    Địa hình Khu công nghiệp bằng phẳng, điều kiện địa chất phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy công nghiệp.
    Gần các khu vực đông dân cư (thành phố Bắc Ninh, thị trấn Lim và thị trấn Từ Sơn) là đầu mối cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao và chi phí thấp
    III. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ khu công nghiệp
    1. Hệ thống giao thông nội bộ
    ã Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích Khu công nghiệp, được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuôn viên của Khu công nghiệp, bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 37 m và các đường nhánh rộng 28 m.
    ã Dọc theo các đường có vỉa hè rộng 6 m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thoát nước, thông tin. Toàn bộ các tuyến đường nội bộ Khu công nghiệp đều được trang bị hệ thống đèn cao áp chiếu sáng bố trí dọc theo đường.
    ã Khu công nghiệp Tiên Sơn được nối với Quốc lộ 1 mới bằng một nút giao thông và cầu vượt.



    Đường giao thông nội bộ
    2. Hệ thống cấp điện
    Khu công nghiệp Tiên Sơn được cấp điện từ lưới điện Quốc gia qua hai trạm biến áp 110/22KV với công suất 40 MVA và 63 MVA. Hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tuỳ theo nhu cầu.





    Trạm cấp điện


    3. Hệ thống cấp thoát nước
    - Cấp nước:
    ã Nhà máy nước với công suất 6.500m3/ngày đêm (đường kính của ống cấp nước từ D100 mm - D300mm), độ sâu đặt ống trung bình 1,2m. Lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm.
    ã Hệ thống cấp nước được đấu nối đến chân hàng rào từng doanh nghiệp.



    Trạm cấp nước sạch


    - Thoát nước:
    ã Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra các sông trong khu vực.
    ã Đường kính cống ngầm thoát nước mưa là D1000 mm -1250mm trên nguyên tắc tự chảy.
    - Xử lý nước thải & chất thải:
    ã Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp (Công suất Giai đoạn I là: 4.000 m3/ngày) bằng phương pháp vi sinh, để lắng đọng bùn và loại bỏ tạp chất có hại.
    ã Lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp.
    ã Đường kính cống thoát nước thải D300mm-D750mm
    ã Chất thải rắn từ các Nhà máy sẽ được phân loại, thu gom và chuyển về bãi thải tập trung của tỉnh Bắc Ninh để xử lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...