Tài liệu Khái quát về hiến pháp và lịch sử lập hiến việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TS. Trương Đắc Linh
    I. KHÁI QUÁT VỀ Sự RA ĐờI CủA HIếN PHÁP
    - Theo lịch sử, xã hội loài người đã tồn tại hơn 50 nghìn năm, Nhà nước và
    pháp luật cũng đã có gần 3 nghìn năm. Nhưng Hiến pháp được hiểu như ngày nay là
    đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia để quy định tổ chức quyền lực Nhà nước, quy định
    các quyền tự do, dân chủ và các nghĩa vụ của công dân chỉ bắt đầu xuất hiện vào thời
    kỳ cách mạng tư sản. Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với việc khẳng định thắng lợi
    của cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của chế độ cai trị độc đoán,
    chuyên quyền, sử dụng bạo lực công khai và trắng trợn đã từng tồn tại hàng nghìn
    năm dưới chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong Nhà nước chiếm hữu nô
    lệ, Nhà nước phong kiến không hề biết tới Hiến pháp.
    - Dưới chế độ phong kiến, vua hay hoàng đế - đại diện giai cấp thống trị
    phong kiến-được coi là con trời (thiên tử), thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà
    nước: quyền đặt ra pháp luật, quyền cắt cử quan lại để cai quản đất nước, quyền xét
    xử tối cao. Đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân được gọi là thần dân đã bị tước
    đoạt cả các quyền tối thiểu nhất của con người, vua cho sống thì được sống, vua bắt
    chết thì phải chết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...