Luận Văn Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ trong một công ty

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soát nộibộ trong một công ty




    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ trong một công ty

    1.1. Bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)

    Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo vệ độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.
    Theo đó, kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức và trên cở sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị:
    a. Bảo vệ tài sản của đơn vị.
    Tài sản của đơn vị bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình, chúng có thể mất mát, có thể hư hại và không được sử dụng hợp lý. Vì thế, kiểm soát nội bộ giúp cho các nhà quản lý sử dụng hiệu quả tài sản của đơn vị mình.
    b. Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin:
    Thông tin kinh tế tài chính là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý, từ đó ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của công ty. Do đó, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về hoạt động kinh doanh và phản ánh đầy đủ khách quan về nội dung hoạt động kinh tế và tài chính.
    c. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý:
    Bất kỳ một đơn vị nào ngoài điều lệ của công ty, cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, chính sách của Nhà nước đề ra. Các chế độ pháp lý thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và có ảnh hưởng vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp.
    d. Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý:
    Hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp.
    1.2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB :

    Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động các đơn vị và tổ chức cần xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống KSNB với bốn yếu tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ.
    a. Môi trường kiểm soát:
    Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB.
    Các nhân tố trong môi trường kiểm soát:
    ã Đặc thù về quản lý.
    ã Cơ cấu tổ chức.
    ã Chính sách nhân sự.
    ã Công tác kế hoạch.
    ã Uỷ ban kiểm soát.
    ã Môi trường bên ngoài
    Như vậy môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng nhất là nhận thức về hoạt động kiểm tra kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp.
    b. Hệ thống kế toán.
    Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị. Và trong hệ thống kế toán thì quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng hơn cả trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp.
    Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết:
    ã Tính có thực.
    ã Sự phê chuẩn.
    ã Tính đầy đủ.
    ã Sự phân loại.
    ã Sự đánh giá.
    ã Tính đúng kỳ.
    ã Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác.
    c. Các thủ tục kiểm soát:
    Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:
    ã Nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
    ã Nguyên tắc phân công phân nhiệm.
    ã Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn.
    d. Kiểm toán nội bộ:
    Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.
    Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về KSNB.

    1.3. Tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ:

    Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ là giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả những mục tiêu đề ra. Vì vậy, hệ thống KSNB có một vị trí vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp.
    Với mục tiêu bảo vệ tài sản của đơn vị, hệ thống KSNB phát hiện được những thiệt hại, những sai sót, những vi phạm trong việc sử dụng tài sản của đơn vị. Từ đó, hệ thống KSNB đề ra được những biện pháp để bảo vệ tài sản hữu hiệu hơn và sử dụng hợp lý nguồn tài sản của doanh nghiệp.
    Thông tin tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống thông tin trong đơn vị. Nếu hệ thống thông tin sai lệch so với thực tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của đơn vị. Các nhà quản lý ko nắm bắt được hoạt động của công ty mình, từ đó đề ra những phương hướng hoạt động sai lầm, đẩy công ty vào tình trạng có thể “phá sản lúc nào không biết”. Hệ thống KSNB trong doanh nghiệp duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, ngăn chặn và phát hiện kịp thời những gian lận và sai sót trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống KSNB sẽ phát hiện ra những thông tin không chính xác, những thông tin không đáng tin cậy, quản lý doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó xác định được tình hình của doanh nghiệp, từ đó sẽ xây dựng chiến lược phát triển công ty hợp lý hơn.
    Hệ thống KSNB cũng giúp cho nhà quản lý xem xét được hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý của doanh nghiệp, tìm ra được điểm yếu trong năng lực quản lý, làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện tình hình đó.
    Hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp phát triển và đi đúng hướng kinh doanh, giảm thiểu những sai sót và rủi ro trong quản lý cũng như trong hoạt động của một doanh nghiệp.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...