Chuyên Đề Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn của cư dân biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc,

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn của cư dân biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rị- Vũng Tàu


    MỤC LỤC


    A. LỜI NÓI ĐẦU 1
    B NỘI DUNG 3
    1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3
    1.1 Tỉnh 3
    1.2 Huyện 9
    1.3: Xã 19
    1.3.1.Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 19
    1.3.2.Đặc điểm địa chất, địa hình và vấn đề sử dụng đất: 20
    1.3.3.Đặc điểm về khí hậu thủy văn: 22
    1.3.4.Tài nguyên nước và khả năng cung cấp nước: 23
    1.3.5. Sông ngòi thủy văn: 23
    1.3.6. Tài nguyên đất đai: 24
    1.3.7. Tài nguyên thuỷ sản: 29
    1.3.8.Tài nguyên khoáng sản: 29
    1.3.9. Tài nguyên du lịch: 29
    2. ĐIỀU KIỆN NHÂN VĂN 30
    2.1 Tỉnh 30
    2.2 Huyện: 34
    2.3 Xã 36
    2.3.1. Dân số: 36
    2.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế: 37
    2.3.3. Ngành sản xuất nông nghiệp 38
    2.3.4. Ngành lâm nghiệp: 39
    2.3.5. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp-Dịch vụ và du lịch: 39
    2.3.6. Cơ sở hạ tầng 40
    2.3.7. Văn hóa xã hội 40
    2.4 Một số đánh giá chung về kinh tế-xã hội gây áp lực đến sử dụng đất: 40
    3. Những đặc điểm của cư dân biển xã Bình Châu 41
    C. KẾT LUẬN 46
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 48




    A. LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Ông cha ta đã từng có câu “rừng vàng biển bạc”, thật vậy đất nước ta được bao bọc bởi núi và biển, trong đó biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trên nhiều mặt: Địa kinh tế, địa chính trị, địa ngoại giao và cả địa văn hóa. Mặc dù biển Việt Nam có nhiều lợi thế lớn nhưng một điều dễ dàng nhận thấy rằng không phải ai cũng có thể khai thác được nguồn lợi từ biển. Để đạt được thành quả đó con người phải trải qua quá trình lâu dài trong việc khai phá đất đai, quai đê lấn biển, học tập và tích lũy kinh nghiệm đánh bắt thủy hải sản được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    Từ trong lịch sử ta thấy rằng phần lớn cư dân chủ yếu tập trung ở đồng bằng, về sau do nhu cầu cuộc sống nên họ di tản đi khắp nơi, khai khẩn đất hoang, một bộ phận cư dân lên rừng, bộ phận cư dân khác xuống biển, cứ thế dần dần hình thành vùng đất mới. Xã Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Ria- Vũng Tàu là một trong những vùng đất được hình thành từ con đường trên. Nghĩa là giữa họ có mối quan hệ chặt chẻ với nhau chứ không phải là tách rời nhau, điều này cắt nghĩa vì sao cư dân biển lại không đoạn tuyệt được với nông nghiệp. Có lẻ nhiều người cũng đã từng biết đến địa danh Bình Châu thông qua các danh lam thắng cảnh đẹp như: Suối nước nóng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bửu, bãi tắm Hồ Tràm- Hồ Cốc , bên cạnh đó là các khu công nghiệp chế biến thủy hải sản được xây dựng ngày càng quy mô hơn đã phần nào giải quyết được vấn đề thất nghiệp trên địa bàn xã.
    Đặc biệt xã Bình Châu có khu rừng rậm nguyên sinh trải dài qua 5 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Bửu, Xuyên Mộc, trở thành “ lá phổi xanh” của vùng đồng bằng Nam bộ, cùng với các điểm du lịch trên trở thành nơi lí tưởng thu hút nhiều khách tham quan. Đến đây mọi người không những được chiêm ngưỡng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức các món hải sản tươi sống mà có lẻ là những nơi khác hiếm thấy, đặc biệt là các loại sò, ngao, mực, cá thu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
    Cũng như nhiều vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta, cư dân biển xã Bình Châu có những nét văn hóa độc đáo riêng của mình bên cạnh nét văn hóa chung vốn có của nó, để rồi hòa quyện vào nhau cùng với văn hóa các dân tộc an hem tạo nên nét văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt.
    Chắt lọc từ những ý nghĩa vừa nói trên là tiền đề cơ bản để chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về xã Bình Châu ở nhiều mặt, từ vị trí chiến lược đến nét văn hóa vừa riêng vừa chung của xã, tầm quan trọng của xã Bình Châu đối với huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Hiểu biết về vùng đất nào đó là điều thú vị không những giúp chúng ta trang bị thêm kiến thức để bổ trợ cho công tác sau này mà còn để hiểu biết một cách khái quát nhất về những nét riêng, nét độc đáo của vùng miền đó. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “ Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn của cư dân biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rị- Vũng Tàu”
    Làm bài báo cáo tốt nghiệp với mục đích như trên.
    3. Lịch sử nghiên cứu
    Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu về xã Bình Châu do các cán bộ xã thực hiện nhũng chỉ ở mức đọ khái quát nhất chứ chưa có tính chuyên sâu. Do đó thông qua bài báo cáo tốt nghiệp này chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đó để làm phong phú thêm nguồn thông tin về xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Nhận thức được ý nghĩa của đề tài, để hoàn thành công trình này trong bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi chủ yếu dựa vào phương pháp luận dó là dựa vào các tài liệu sách, báo thu thập được. Từ đó chúng tôi sắp xếp, lí giải và diễn đạt giúp người đọc và người nghe dễ hiểu nhất.
    - Các phương pháp cu thể:
    + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở sưu tầm, thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu, từ đó chúng tôi thống kê, phân tích và tổng hợp lại thành một bài hoàn chỉnh.
    + Đồng thời chúng tôi sử dụng phương phap so sánh đối chiếu: Với những tài liệu có được chúng tôi đã so sánh, đối chiếu với thực tế để trên cơ sở đó rút ra kết luân chính xác, khách quan hơn
    + Bên cạnh đó là phương pháp điền dã dân tộc học: Đó là qua việc trao đổi, lấy ý kiến trực tiếp từ các trưởng ấp, cán bộ xã, chụp được một số ảnh phục vụ cho đề tài.
    5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Thông qua các cán bộ xã, trưởng/ thôn và cư dân ven biển để trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân ở đây. Đồng thời qua các nguồn tư liệu sưu tầm được từ xã, huyện, tỉnh, thư viện tỉnh để hiểu rõ hơn về sự biến đổi và lưu giữ những đặc điểm đó trước đây và hiện nay.
    6. Kết quả nghiên cứu
    Trên cơ sở tiếp cận những thành quả của các công trình nghiên cứu từ xã và dựa trên một số các tư liệu sưu tầm được chúng tôi đã phân tích, tổng hợp để hoàn thành đề tài của mình với kết quả như sau:
    Thông qua bài báo cáo này giúp bản thân và người đọc hiểu rõ hơn và có cái nhìn toàn diện về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sự biến đổi, tồn tại và lưu giữ cho đến ngày nay.
    Đồng thời thông qua đề tài này để làm rõ hơn vai trò của xã đối với sự phát triển của huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong xu thế giao lưu, hội nhập hiện nay.
    7. Cấu trúc của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được giới hạn trong ba chương:
    Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên của cư dân biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
    Chương 2: Khái quát về điều kiện nhân văn của cư dân biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
    Chương 3: Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...