Chuyên Đề Khái quát về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh bắc ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC NINH
    1.1. Đặc điểm tự nhiên
    Bắc Ninh là một tỉnh mới tái lập năm 1997 từ tỉnh Hà Bắc cũ. Nằm trong châu thổ sông Hồng, Bắc Ninh tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc, tỉnh Hải Dương ở phía Đông, thành phố Hà Nội ở phía Nam và Tây. Bắc Ninh nằm sát ven dải hành lang đường 18 và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Khu vực có tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Trung tâm của tỉnh là thị xã Bắc Ninh, cách Hà Nội 40 km[SUP]2[/SUP]. Tỉnh có 1 thị xã, 7 huyện, 5 phường, 6 thị trấn và 112 xã.
    Diện tích tự nhiên của tỉnh là 803,87 km[SUP]2[/SUP] bằng 0,24% diện tích cả nước. Đất nông - lâm nghiệp chiếm 65,4% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng chiếm 11,1%. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với các thông số trung bình về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm đều cao, thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, khả năng mở rộng nông nghiệp theo chiều rộng hầu như không nhiều.
    Bắc Ninh nằm trên các tuyến trục giao thông quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế văn hóa và thương mại của phía Bắc.
    Về đường bộ, có đường quốc lộ 1A, 1B nối Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn; quốc lộ 18 nối Nội Bài - Bắc Ninh - Đông Triều - Hạ Long.
    Về đường sắt, có đường liên vận quốc tế đi Bắc Kinh (Trung Quốc).
    Về đường sông, có hệ thống đường sông gắn với nhiều địa phương trong cả nước.
    Ngoài thế mạnh về giao thông, Bắc Ninh còn gần các khu công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc Bộ.
    Về tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên là 803,87 km[SUP]2[/SUP] trong đó:
    - Đất nông nghiệp chiếm: 64,7%
    - Đất lâm nghiệp chiếm: 0,7%
    - Đất chuyên dùng và đất ở chiếm: 23,5%
    - Đất chưa sử dụng chiếm: 11,1%
    Như vậy đất đai của tỉnh vẫn còn lớn, còn có thể phát huy được. Hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, chỉ mới đạt 2,2 lần khả năng có thể đưa lên 2,5 lần.
    Toàn tỉnh vẫn còn 2.750 ha đất trũng ngập úng thường xuyên thuộc huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ và Yên Phong. Đất mặt nước chưa sử dụng là 3.114,5 ha, diện tích một vụ còn tới 7.462,5 ha. Đây là tiềm năng lớn cần được khai thác, sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển dịch vụ.
    Về tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng: đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ liệu không nhiều khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ, Từ Sơn, thị xã Bắc Ninh; đá Cát Kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu (thị xã Bắc Ninh); đá Sa Thạch ở Vũ Ninh (thị xã Bắc Ninh) với trữ lượng khoảng 3 triệu m[SUP]3[/SUP]. Ngoài ra, còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội [45, tr. 6-9]
    Nhiều năm qua nền kinh tế của Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tốt, phản ánh những thắng lợi bước đầu đáng ghi nhận về sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Tổng sản phẩm trong tỉnh tạo ra hàng năm tăng liên tục. Bình quân trong 4 năm qua, mỗi năm tăng 12,4%. đặc biệt là 2 năm cuối của thế kỷ 20 có tốc độ tăng trưởng kinh tế đột biến tương ứng là 15,9% và 15,6%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Năm 1997, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 44,70% và năm 2000 là 36,47%. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 24,40% năm 1997 lên 29,65% năm 2000. Trong khi đó, tỷ trọng thương mại, dịch vụ trong GDP biến động thấp thường và theo chiều hướng cầm chừng.
    Bảng số 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh
    Đơn vị: %
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Ngành kinh tế
    [/TD]
    [TD]1997
    [/TD]
    [TD]1998
    [/TD]
    [TD]1999
    [/TD]
    [TD]2000
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nông nghiệp
    Công nghiệp & XD
    Dịch vụ
    [/TD]
    [TD]44,70
    24,40
    30,90
    [/TD]
    [TD]44,10
    25,70
    30,20
    [/TD]
    [TD]40,60
    31,40
    28,00
    [/TD]
    [TD]36,47
    29,65
    33,86
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh [5, tr. 30].
    Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 đạt gần 1,6 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Trồng trọt là ngành chủ yếu, chiếm 68% giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm tới 83%. Cây công nghiệp hàng năm và cây lâu năm không đáng kể. Ngành chăn nuôi chiếm 28%, trong đó nuôi lợn là chủ yếu. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thấp, chỉ gần 12 tỷ đồng /năm. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 488,5 kg/năm. Toàn bộ giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản bình quân đầu người đạt mức 1.670 triệu đồng/năm (theo giá cố định năm 1994).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...