Tài liệu Khái quát sự phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý-Trần

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời đại Lý - Trần được coi là thời đại hưng thịnh và vẻ vang trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu phát triển về mọi mặt, nhất là văn hóa tinh thần và tư tưởng. Trong thời kỳ này, Phật giáo chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh, văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị - đạo đức cũng đã dần khẳng định ưu thế của mình trong việc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền, tổ chức quản lý xã hội, có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong xã hội phong kiến Việt Nam.


    Thời Lý - Trần, cùng với Phật giáo được coi là quốc giáo, Nho giáo cũng được chú trọng phát triển không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà do những điều kiện khách quan, trước hết là sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội đương thời.


    Ở nước ta từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIII (từ thời Đinh đến giữa thời Trần), chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất chiếm ưu thế trong xã hội. Làng xã là đơn vị quân cấp ruộng đất công và thu tô thuế nộp cho nhà nước. Đại bộ phận ruộng đất là công điền, công thổ của làng xã. Bên cạnh đó còn có ruộng quốc khố của triều đình và ruộng nhà chùa. Từ giữa thế kỷ XIII trở đi, nền kinh tế dựa trên phương thức sản xuất phong kiến Á châu đã hình thành do chính sách khuyến khích việc mua bán, trao đổi ruộng đất, trong đó có các điền trang với phương thức bóc lột nông nô pha màu sắc của phương thức bóc lột nô lệ. Sử sách chép rằng, năm 1254, nhà Trần cho phép bán công điền để biến thành tư điền “mỗi diện là năm quan tiền” . Năm 1266, triều đình cho phép các nhà đại quý tộc thành lập các điền trang riêng. Sự xuất hiện của kinh tế công thương nghiệp và sự gia tăng của trao đổi hàng hóa làm cho tầng lớp địa chủ càng ngày càng giữ vai trò to lớn trong đời sống xã hội, chi phối nhiều mặt hoạt động của xã hội về kinh tế và chính trị. Nền kinh tế càng phát triển thì tầng lớp quý tộc càng có xu hướng rút về củng cố điền trang của mình, phát triển kinh doanh ruộng đất. Lúc này, xuất hiện nguy cơ phân tán về mặt chính trị dẫn đến khuynh hướng tăng cường bộ máy quan liêu, đề cao Nho giáo, đưa nho sĩ vào nắm dần các chức vụ chủ chốt trong triều đình. Từ giữa thế kỷ XIII, kết cấu giai cấp lãnh đạo trong xã hội đã có sự thay đổi. Nếu trước đây tầng lớp quản lý nhà nước bao gồm quý tộc, công thần, quan liêu, cao tăng thì từ đây kết cấu tầng lớp quản lý nhà nước bao gồm hai bộ phận rõ rệt: thành phần quý tộc nắm giữ những chức vụ cao nhất trong triều, có ruộng phong và trang ấp riêng, có nô lệ, , là giai cấp chiếm hữu lớn về ruộng đất; và thành phần quan liêu đông đảo đóng vai trò thừa hành trong bộ máy quản lý nhà nước, đó là tầng lớp nho sĩ quan liêu không phải quý tộc. Chính những chuyển biến về sở hữu ruộng đất trong kinh tế và những biến đổi trong kết cấu giai cấp xã hội đã tạo điều kiện cho Nho giáo thâm nhập vào xã hội trong thời kỳ này.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      20.4 KB
      Xem:
      0
Đang tải...