Báo Cáo Khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin và của Quốc tế cộng sản về vấn đề giai cấp và vấn đề dân

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin và của Quốc tế cộng sản về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc:​
    Lời nói đầu
    Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969).
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam


    Đảng ta xác định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Có thể nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng nhất tạo nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và là cơ sở khoa học cùng với chủ nghĩa Mác-Lenin để hoạch định và thực hiện mục tiêu,nhiệm vụ và chiến lược cách mạng Việt Nam.Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là lý luận chiến lược, sách lược về cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội; là khoa học về những vấn đề có tính quy luật của sự phát triển một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến nền kinh tế chưa phát triển; là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Việt Nam ở thời đại mới. Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của Người đó là tính toàn diện, tính hiện thực sâu sắc không giáo điều, sáng tạo và ý chí kiên định và vấn đề dân tộc trong tư tưởng của Người là một điển hình.


    Giá trị lớn nhất, xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gắn bó hữu cơ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc vá giai cấp trong tư tưởng của Hồ Chí Minh thấy được quan điểm, sự trung thành với chủ nghĩa Mac-Lenin, sự sáng tạo và tính hiện thực trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, một trong những cơ sở tạo nên thắng lợi của cuộc cách mạng Việt Nam, trong những trường hợp khác tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta cách nhìn nhận và hành động khoa học,tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc hoặc xét lại, bảo thủ trì trệ. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp ta hiểu sâu hơn về tư tưởng của Bác mà còn giúp ta vận dụng vào thực tiễn khi mà nước nhà đang ngày càng phát triển hơn và cũng còn nhiều đe dọa và thách thức hơn


    Khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin và của Quốc tế cộng sản về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc:

    ​Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mac–Engels đề cập đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như sau:
    Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy, Mac- Engels đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì:


    Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản.
    Nữa là về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản.
    Và vào thời của Mac, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh.
    Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân. Mac-Engels viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như vậy theo Mac-Engels, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc.


    Lenin từng nhận xét, đối với Mac so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi.
    Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lenin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Lenin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại."


    Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản.


    Tóm lại, Mac- Engels, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản"
     
Đang tải...