Tiểu Luận Khái quát nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI :
    Tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam luôn gắn bó và in đậm dấu ấn trong cuộc sống tinh cảm của con người Việt Nam. Chủ đề tư tưởng cùng những đặc trưng độc đáo riêng biệt của tranh dân gian là những yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của người xem.
    Thừa kế những tinh hoa nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam. Ngày nay đã có nhiều hoạ sĩ nghiên cứu, chuyên sâu vào lĩnh vực này đã tạo nên nhiều tác phẩm tranh khắc đẹp được nhiều người yêu thích đồng thời đã góp phần khẳng đinh sức sống và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam một loại hình nghệ thuật đâm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong thế giới đa dạng về phong cách hội hoạ hiên đại.
    Đặc trưng ngôn ngữ của tranh dân gian là giản dị, chân chất dễ hiểu nhưng lai bao hàm một vẻ đẹp đầy ấn tượng đi vào lòng người nhất là đối với các em lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, bởi tinh hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộc mạc, màu sắc tự nhiên, đường nét hinh khối đơn giản. Xem tranh dân gian các em như tim thấy một tiêng nói chung mang tính cội nguồn, tìm thấy một sự gần gũi dung dị, dễ tiếp cận với mong ước được vẽ và vẽ đẹp.
    Có thể nói, những đặc trưng độc đáo của tranh dân gian sẽ là con đường ngắn và thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Trên cơ sở từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, tranh dân gian sẽ đóng góp một phần nhỏ vào cái chung trong việc giáo dục nâng cao nhân thức thẩm mĩ nói chung và về hội hoạ nói riêng.
    Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu khoá luận với đề tài”Khái quát nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông”.
    Trong khuôn khổ một khoá luận nghiên cứu nhỏ chưa thể đề cập sâu tới vấn đề của tranh dân gian, mong muốn của người thực hiện khoá luận là được đóng góp một vài suy nghĩ từ nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ đối với việc giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...