Tài liệu Khái quát luật môi trường [120 trang]

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường
    1.1 Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay
    Môi trường là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào?
    - Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường
    + Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002): “MT là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”.
    + Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
    => So sánh hai khái niệm này:
    * Giống nhau: nói đến môi trường là nói đến điều kiện tự nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật,
    * Khác nhau:
    · Nghĩa rộng: điều kiện xã hội (bao gồm những yếu tố vật chất và tinh thần)
    · Nghĩa hẹp: vật chất nhân tạo (không bao gồm những yếu tố tinh thần): hệ thống đê điều, các công trình kiến trúc, công trình nghệ thuật,
    + Thành phần môi trường, khoản 2 Điều 3 LBVMT 2005, là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
    - Tầm quan trọng của MT:
    + MT là không gian tồn tại của con người
    MT được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất, bao gồm yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo. Những yếu tố tự nhiên như: đất, nước, không khí, ánh sang, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật, à yếu tố cơ bản của MT à ý nghĩa rất quan trọng. Con người chúng ta hàng ngày sử dụng các yếu tố tự nhiên này để tồn tại, sinh sống, không có các yếu tố này thì không thể sống được.
    + MT là nơi con người khai thác các nguồn TNTN, nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người tồn tại và phát triển.
    Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, MT còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Con người tạo ra các yếu tố nhân tạo để tác động lên các yếu tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình. Con người tác động lên đất đai xây dựng nhà cửa, hệ thống đê điều, công trình thủy lợi nhằm phục vụ cho mục đích sinh sống, tránh lũ lụt, hạn hán; tác động lên hệ thực vật, động vật nhằm tạo ra thức ăn để tồn tại, khai thác TNTN để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
    + MT là nơi tiếp nhận tất cả những chất thải do con người loại ra.
    Con người đã không ngừng tác động lên MT phục vụ cho nhu cầu phát triển xã hội, hệ quả của nó là rác thải sinh hoạt cũng không ngừng được thải loại ra MT.
    à MT thực sự đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống con người
    - Thực trạng môi trường hiện nay:
    + Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    Ví dụ: khai thác rừng, than đá, dầu, nguồn nước
    + Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng
    Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 6 Điều 3 LBVMT 2005).
    Ví dụ: nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sông như sông Thị Vải, kênh Ba Bò, khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, xí nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ chảy ra các dòng sông . gây ra những căn bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, ung thư,
    Tp HCM (tháng 8/2008) thống kê có khoảng 3,8 triệu xe máy thải ra 70% chất thải độc hại như NO[SUB]2[/SUB], benzene, toluene, gây ung thư; có 15 KCN, KCX, 25.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đó có 260 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; dân số 8,5 triệu người, tạo ra 6.000 tấn chất thải rắn hàng ngày.(theo Tổ chức Kinh tế và môi trường Đông Nam Á-EEPSEA)
    Sử dụng các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy lạnh phá hủy tầng ozone (có tác dụng ngăn tia cực tím vào trái đất, lớp áo giữ cho trái đất không nóng lên bởi năng lượng mặt trời) xây dựng sân gold, khai phá rừng, khai thác nước, khí ngầm, .phá hủy tầng đất tự nhiên, gây xói mòn, sụt lún.
    Khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất ngày càng gia tăng, băng Nam và Bắc cực tan ra, mực nước biển dâng cao, nhiệt độ nước biển tăng, gây nên bão, lũ, sóng thần, siêu bão, một số quốc gia trên thế giới được dự báo khoảng 100 năm tới sẽ bị nhấn chìm trong biển. Như vậy, ô nhiễm môi trường thật sự trở thành thảm họa đối với con người.
    Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật (khoản 7 Điều 3 LBVMT 2005).
    Ví dụ: LHQ dự báo ở Việt Nam, nước biển dâng lên từ 30cm đến 1m trong vòng 100 năm tới, thiệt hại lên tới 17 tỷ đồng mỗi năm, 1/5 dân số mất nhà cửa, 12,3 % diện tích trồng trọt sẽ biến mất.
    + Sự cố môi trường ngày càng gia tăng
    Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc làm biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (khoản 8 Điều 3 LBVMT).
    Ví dụ: lũ lụt, hạn hán, tràn dầu, hiện tượng tràn dầu xảy ra nhiều đến mức hiện nay hầu hết các bờ biển Việt Nam đều có dầu loang trên mặt biển à giảm số lượng khách du lịch đến các vùng biểnàngành du lịch sẽ gặp khó khăn à cảng nước ta bị tàu nước ngoài chê vì sợ hỏng vỏ tàu (Nhật).
    1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật
    - Biện pháp chính trị:
    Biện pháp chính trị được thực hiện thông qua những hoạt động chính trị nhằm tác động vào đường lối, chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, nhận thức về môi trường của một tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng, củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị. Biện pháp này thể hiện thông qua hoạt động:
    + Ngoại giao;
    + Tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc là tiêu biểu nhất, tổ chức nhiều Hội nghị thượng đỉnh về môi trường (6/1972 ở Stockholm, 6/1992 ở Rio De Janeiro);
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...