Tài liệu Khái quát khu vực nông thôn Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư - Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nước ta là nước nông nghiệp với gần 80% dân số làm nghề nông, sống chủ yếu trong khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn nước ta gồm ba khu vực: vùng miền núi, đồng bằng và vùng đồng bằng sông cửu Long.

    1. Miền núi

    Miền núi nước ta bao gồm những tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Địa hình phức tạp là những cao nguyên, triền núi, thung lũng, có độ cao trung bình từ 200m trở lên so với mặt nước biển, kết thành một dải từ Đông bắc sang Tây bắc, chạy dọc dãy Trường Sơn vào phía Nam đến tận miền Đông Nam Bộ và một phần rải rác ở đồng bằng, hải đảo. Các vùng miền núi chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, có biên giới kéo dài, là địa bàn cư trú của hầu hết 54 dân tộc anh em thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tổng diện tích khoảng 15 vạn km2 chiếm gần 50% diện tích tự nhiên của cả nước.

    Do lịch sử để lại các vùng miền núi Việt Nam đến những năm 50 của thế kỷ XX vẫn tồn tại nền sản xuất lạc hậu. Trình độ kỹ thuật canh tác thấp, phương thức sản xuất lạc hậu, sản phẩm thu được rất hạn chế, chỉ có thể nuôi sống người dân trong nghèo túng. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kinh tế miền núi có bước tăng trưởng khá trong những năm gần đây. Mười bốn tỉnh miền núi phía Bắc thời kỳ 1991- 1995 GDP tăng bình quân hàng năm 6- 7% trở lên, có tỉnh tăng khá như: Lào Cai 11,6%, Tuyên Quang 10,97%, Lạng Sơn 10,3%, tăng chậm như Hà Giang 6,8%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...