Chuyên Đề Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Quảng Ngãi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Quảng Ngãi
    Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở vị trí 14[SUP]0[/SUP] 32’ - 15[SUP]0[/SUP] 25’ vĩ độ Bắc, 108[SUP]0[/SUP] 06’-109 [SUP]0[/SUP]04’ độ kinh Đông, ở vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm có nhiệt độ trung bình 25,5 đến 26,5 [SUP]0[/SUP]C. Nhiệt độ cao nhất có khi lên 40 [SUP]0[/SUP]C và thấp nhất là 12[SUP]0[/SUP]C; độ ẩm không khí từ 75% đến 85% và lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, cao nhất lên tới 3.500mm nên chịu nhiều hậu quả nặng nề của bão lụt, hạn hán.
    Có vị trí địa lý quan trọng: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển đông; lĩnh vực giao thông Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cơ bản: Quảng Ngãi gần như nằm giữa hai đầu của đất nước. Quốc lộ 1A, quốc lộ 24A nối thông Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, đường sắt xuyên Việt, đường thuỷ ra Bắc vào Nam thông suốt và có thể đi đến 12 cảng trong và ngoài nước. Tỉnh Quảng Ngãi có tổng diện tích tự nhiên 5.135,2 km[SUP]2[/SUP], lại đa dạng về địa hình (núi, đồi thấp, đồng bằng và bãi cát ven biển). Đồng bằng hẹp và dài, có nhiều sông suối chia cắt thành nhiều mảng. Sông ở Quảng Ngãi tương đối ngắn, độ dốc cao, lòng sông hẹp, nước chảy xiết. Có 4 con sông lớn: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu.
    Vùng núi, đồi núi chiếm 4/5 diện tích đất đai với nhiều ngọn núi cao. Núi Cà Đam (Trà Bồng) cao 1650m - một thời là căn cứ chống Pháp của đồng bào Cor. Núi Cao Muôn (Ba Tơ) cao 1080m - là căn cứ của Đội du kích Ba Tơ từ trước cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Núi Đá Vách (Minh Long- Sơn Hà) cao 1126m - là căn cứ chống Pháp của đồng bào Hrê. Núi Xà Lò (Sơn Hà) cao 1200m. Diện tích rừng là 103.850 ha, trong đó rừng tự nhiên 93.852 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ rừng giàu thấp (12%), đại bộ phận là rừng trung bình và rừng nghèo (38,6% và 35%) nên trữ lượng gỗ không lớn (khoảng 11,5 tỷ cây). Hàng năm rừng đã cung cấp cho Quảng Ngãi trên 25.000m[SUP]3[/SUP] gỗ dùng cho xây dựng, mộc dân dụng và xuất khẩu. Ngoài ra rừng còn cho quế, song mây, muôn thú, mật ong, trầm hương, sa nhân .
    Quảng Ngãi có sông, biển, bờ biển dài 130km chạy theo thềm lục địa nên có điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản cả nước mặn và nước lợ. Nhờ có khí hậu ấm, nước muối có độ mặn lý tưởng, có thể tiến hành nuôi cho năng suất cao 2 vụ tôm/năm, nuôi bán thâm canh các loại tôm, cua, cá như: tôm sú, tôm bác, cua xanh, cá mú .Tuy vậy, việc phát triển nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều khó khăn, do biên độ thủy triều thấp nên khó điều tiết được mức nước tự nhiên và bảo vệ môi trường sống cho vật nuôi. Có nhiều cửa sông, cồn bãi, hải đảo và thềm lục địa rộng; có 5 cửa biển là Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Luỹ, Mỹ Á, Sa Huỳnh. Đặc biệt có vịnh Dung Quất được Chính phủ quyết định xây dựng cảng biển nước sâu và khu kinh tế trọng điểm của miền Trung. Tại đây sẽ xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 của Việt Nam.
    Đất đai và khí hậu thích hợp cho trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, nhất là cây mía, cây dâu. Nổi bật có vai trò quan trọng và hiệu quả kinh tế cao đối với đời sống của khoảng 80% cư dân nông nghiệp là cây lúa và cây mía. Chính cây mía đã làm cho Quảng Ngãi nổi tiếng là xứ sở của mía, đường. Các đặc sản từ cây mía Quảng Ngãi như đường phổi, đường phèn, kẹo gương . đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước với sự mến mộ của người tiêu dùng. Cùng với tiềm năng phát triển trồng trọt, với những triền núi thoai thoải cho phép Quảng Ngãi phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, dê, heo, gà, vịt. Sự đa dạng của sông núi, biển khơi cùng góp phần tạo dựng cho Quảng Ngãi 12 cảnh đẹp nổi tiếng như Thiên Ấn Niêm Hà, Thiên Bút Phê Vân, Cổ Luỹ Cô Thôn, Thạch Bích Tà Dương, Hà Nhai Vãn Độ, Long Đầu Hý Thuỷ, La Hà Thạch Trận, Văn Phong Dạ Vũ, An Hải Sa Bàn, Liên Trì Dục Nguyệt, Thạch Cơ Điều Tấu, Vu Sơn Lộc Trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...