Báo Cáo Khái quát chung về sở giao dịch i ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái quát chung về sở giao dịch i ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam.

    Lời nói đầu
    Sở Giao Dịch I là một bộ phận của Trung tâm điều hành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và là một chi nhánh của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, có trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội.
    Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (SGD I NHNo & PTNTVN) được thành lập theo quyết định số 15 - TCCB ngày 16/3/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm những văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống; trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp như Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc .
    Ngày 1 tháng 4 năm 1991 Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
    Lúc mới thành lập, Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ có hai phòng ban, đó là phòng tín dụng và phòng kế toán và một tổ kho quĩ.
    Năm 1992, SGD I NHNo&PTNTVN được sự uỷ nhiệm của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp đã tiến hành thực hiện thêm nhiệm vụ mới, đó là quản lý vốn, điều hoà vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Trong các năm từ 1992 đến 1994, việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của SGD I NHNo&PTNTVN đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc.
    Từ cuối năm 1994 đến nay, SGD I NHNo&PTNTVN thực hiện nhiệm vụ điều chuyển vốn theo lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế.
    Ngoài ra, Sở Giao Dịch I còn làm các dịch vụ như tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá qúy, tài trợ xuất nhập khẩu .
    Đống Đa là quận có địa bàn rộng lớn, là nơi tập trung nhiều công ty lớn, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ hợp sản xuất, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và các hộ công thương. Đồng thời trên địa bàn quận Đống Đa cũng có rất nhiều điểm thương mại lớn, vì vậy, khách hàng của Sở Giao Dịch I rất đa dạng và phong phú. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Sở Giao Dịch I trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ là trung gian tiền tệ, có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, của sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân.
    Bên cạnh những thuận lợi trên, Sở Giao Dịch I cũng gặp phải không ít khó khăn. Đó là tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, du lịch và khách sạn không nhiều nên hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I có nhiều hạn chế. Mặt khác, cùng nằm trên địa bàn hoạt động của Sở Giao Dịch I còn có sự hiện diện của đông đảo các Ngân hàng Quốc doanh, Ngân hàng cổ phần như chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Ngân hàng Thương Mại cổ phần Bắc Á . đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khá gay gắt.
    Mặc dù vậy, trong những năm qua Sở Giao Dịch I vẫn là một Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, mức sinh lời năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.
    Trong năm 2001, mục tiêu của Sở Giao Dịch I là:
    - Nguồn vốn huy động tăng từ 20% đến 25%
    - Tổng dư nợ tăng từ 20% đến 25%
    - Tỷ lệ nợ quá hạn : dưới 3%
    - Quỹ thu nhập 946 A : 50 tỷ đồng
    Thông qua đánh giá tình hình hoạt động của Sở Giao Dịch I năm 2000, để thực hiện kế hoạch trên, Sở Giao Dịch I đã đưa ra những giải pháp sau:
    - Tạo sự liên kết, gắn bó với BHXHVN, quỹ DNVVN để ổn định nguồn vốn bằng phương thức nối mạng vi tính gắn với sử lý linh hoạt về lãi suất và phục vụ tại trụ sở của khách hàng.
    - Tìm kiếm các khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn để nhận tiền vay, tiền gửi.
    - Chú trọng việc thu hút nguồn vốn từ dân cư trong đó chú ý huy động vốn trên 12 tháng bằng huy động tiết kiệm , kỳ phiếu, tiền gửi cá nhân để tạo sự ổn định về nguồn vốn.
    - Chủ động xác định hạn mức tín dụngcủa khách hàng, trường hợp vượt quyền phán quyết phải khẩn trương trình TTDH phê duyệt, để rải ngân kịp thời theo yêu cầu vay vốn của khách hàng.
    - Củng cố, tạo mối quan hệ bền chặt giữ bằng được những khách hàng đã có, đẩy mạnh tiếp thị, thu hút thêm các khách hàng vay vốn, khách hàng dịch vụ theo hướng tập trung vào các tổng công ty và thành viên của các Tổng công ty 90-91.
    - Mở rộng cho vay tiêu dùng ở các Chi nhánh trực thuộc và hội sở, trong đó tập trung vào cán bộ trong ngành và khối công chức nhà nước có thu nhập ổn định.
    - Tổ chức kiểm tra an toàn, hiệu quả nghiệp vụ TTQT để thu hút khách hàng xuất, nhập khẩu sủ dụng TTQT và vay vốn
    - Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc tuân thủ nghiêm túc các qui trình nghiệp vụ tín dụng. Suy nghĩ các biện pháp thu nợ quá hạn nợ đã xử lý bằng rủi ro tín dụng ráo riết hơn, đảm bảo tỷ lệ và số tuyệt đối về nợ quá hạn + tăng thu nhập.
    - Mở rộng các loại hình dịch vụ để hỗ trợ cho việc tăng trưởng nuồn vốn và dư nợ, tạo việc làm cho CBCNV, đưa thu nhập về dịch vục cao hơn về tỷ trọng và số tuyệt đối so với năm trước.
    - Báo cáo NH cấp trên và các ngành để xử lý vụ việc thành toán L/C 0017 đúng thông lệ quốc tế, đảm bảo tính chính xác, công bằng và khách quan
    - Tăng cường việc ứng dụng công nghệ tin học vao các nghiệp vụ tại Sở và các Chi nhánh, thực hiện an toàn hiệu quả nghiệp vụ chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động (ATM) mô hình ngân hàng bán lẻ và các công nghệ mới do TTĐH chỉ đạo. Đề nghị NHNo&PTNTVN cho Sở được nối mạng với BHXHVN, quỹ DNVVN và 1 số khách hàng lớn để tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
    - Coi trọng công tác khiểm tra, kiểm toán nội bộ để ngăn chặn, chỉnh sửae ngay các sai phạm, đảm bảo tuyệt đối an toàn:
    - An toàn về huy động vốn cho vay và hoạt động kinh tế đối ngoại.
    - An toàn về hoạt động KT-TH, Ngân quỹ
    - An toàn về tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan và tài sản của khách hàng.
    - Đánh giá trình độ, năng lực để bố trí, sắp xếp đội ngũ CBCNV đúng người, đúng việc, đúng yêu cầu. Tổ chức đào tạo và đàp tạo lại tay nghề cho CBCNV, với phương châm tự đào tạo tại chỗ là chính, kết hợp với việc cử cán bọ dự tập huấn và học các lớp đào tạo của trong và ngoài ngành tổ chức như chỉ đạo về đào tạo của Tổng Giám đốc NHNo&PTNTVN .
    - Củng cố 2 chi nhánh đã có, thành lập thêm các chi nhánh mới để mở rộng địa bàn kinh doanh.
    - Chỉnh sưả các nội quy, qui chế đã ban hành thực hiện qui chế điều hành dân chủ kỷ cương, nghiêm túc.
    - Phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn, Đảng Công đoàn làm tốt công tác thu đua, chăm lo đời sống, quyền lợi của CBCNV tăng cường giáo dịch chính trị, tư tưởng động viên CBCNV, đoàn kết thống nhất để hoà thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2001./.
     
Đang tải...