Chuyên Đề Khái quát chung về dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

    1.1. Ngân hàng thương mại :
    1.1.1 Khái niệm
    Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa : “ Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

    Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ họat động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.

    1.1.2 Các lọai hình ngân hàng thương mại

    1.1.2.1 Phân lọai theo hình thức sở hữu
    - Ngân hàng thương mại quốc doanh
    - Ngân hàng thương mại cổ phần
    - Ngân hàng thương mại liên doanh
    - Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài
    - Ngân hàng thương mại nước ngoài

    1.1.2.2 Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng

    - Ngân hàng bán buôn
    - Ngân hàng bán lẻ
    - Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ

    1.1.2.3 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động

    - Ngân hàng chuyên doanh
    - Ngân hàng đa năng
    1.2 Các dịch vụ ngân hàng :

    1.2.1 Khái niệm


    1.2.1.1 Nghiệp vụ ngân hàng

    Nghiệp vụ ngân hàng là việc cụ thể hóa các họat động chủ yếu mà Luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại có thể thực hiện.
    Các nghiệp vụ ngân hàng gồm :
    + Các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản
    + Các nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản

    1.2.1.2 Dịch vụ ngân hàng


    Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một khái niệm nào được nêu cụ thể về dịch vụ ngân hàng. Có không ít quan niệm cho rằng dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính ( huy động tiền gởi, cho vay ), chỉ những hoạt động ngân hàng không thuộc nội dung trên mới gọi là dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thu hộ ủy thác, mua bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán Một số khác lại cho rằng tất cả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp đều gọi là dịch vụ ngân hàng.

    Ngay cả Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng hiện nay cũng đã có sự phân biệt dịch vụ ngân hàng không có hoạt động từ tín dụng và các ngân hàng thương mại khi công bố thông tin về tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập cũng đã bao hàm thu dịch vụ không có thu nhập từ tín dụng. Đối với hoạt động huy động vốn và cho vay, các ngân hàng thường tránh né sử dụng thuật ngữ “dịch vụ” mà thay vào đó là cụm từ “sản phẩm”.

    Theo Luật các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, dịch vụ ngân hàng cũng không được định nghĩa và giải thích cụ thể. Tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 thì hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao hàm cả ba nội dung: nhận tiền gởi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán, nhưng đâu là kinh doanh tiền tệ và đâu là dịch vụ ngân hàng thì vẫn chưa được phân định rõ ràng.

    Như vậy, dịch vụ ngân hàng sẽ được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

    Theo nghĩa rộng, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân ( nhưng không bao gồm hoạt động tự làm cho mình của các tổ chức tín dụng ). Quan niệm này được sử dụng để xem xét lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như của nhiều nước phát triển trên Thế giới.

    Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng truyền thống của định chế tài chính trung gian ( huy động vốn và cho vay ). Quan niệm này chỉ nên dùng trong phạm vi hẹp, khi xem xét hoạt động của một ngân hàng cụ thể để xem các dịch vụ mới, phát triển như thế nào, cơ cấu ra sao trong hoạt động của mình.

    Khi nói lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế, các nước đều quan niệm dịch vụ ngân hàng theo nghĩa rộng. Trong thực tế, một ngân hàng bán lẻ lớn thường có trên 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Dịch vụ ngân hàng ngày càng hiện đại và không có giới hạn khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh và nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng.

    Theo Tổ chức thương mại Thế Giới ( WTO ): một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác ( ngoại trừ bảo hiểm). Như vậy dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành nên dịch vụ tài chính và cũng khó phân định rõ đâu là dịch vụ ngân hàng và đâu là dịch vụ tài chính như :
    - Nhận tiền gởi
    - Tất cả các loại hình cho vay
    - Cho thuê tài chính
    - Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền
    - Bảo lãnh và cam kết
    - Buôn bán cho chính tài khoản của mình hoặc cho tài khoản của người tiêu dùng hoặc là tại sở giao dịch, tại thị trường phi tập trung hoặc ở các nơi khác các sản phẩm sau: các công cụ của thị trường tiền tệ, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh, tỷ giá và các công cụ lãi suất, các chứng khoán chuyển nhượng được, các công cụ mua bán được khác và các tài sản chính
    - Tham dự vào tất cả các vấn đề liên quan đến chứng khoán, bao gồm nhận bảo lãnh và đầu tư như một đại lý và cung cấp các dịch vụ có liên quan
    - Môi giới tiền tệ
    - Quản lý tài sản
    - Các dịch vụ thanh toán đối với tài sản chính
    - Các dịch vụ tư vấn và phụ trợ khác
    - Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan được cung cấp bởi các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác.
    Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ ( AFAS ) đã được ký kết cũng hiểu và phân loại dịch vụ tài chính ( trong đó có dịch vụ ngân hàng ) tương tự như WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...