Sách Khái quát chung về đại lý kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Địa lý kinh tế Việt Nam là một trong những môn học đại cương, là nền tảng kiến thức cho sinh viên học các môn phân vùng kinh tế, kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế, , đặc biệt đối với sinh viên các ngành Hệ thống thông tin Kinh tế. Môn học Địa lý kinh tế thường được đưa vào chương trình đại cương của sinh viên kỳ I năm thứ nhất.
    Cho đến nay đã có một số giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam được xuất bản. Song tuỳ theo từng trường, nội dung giáo trình được thay đổi cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo.
    Thông qua giáo trình này, sinh viên ngành Hệ thống thông tin Kinh tế cũng như các độc giả có quan tâm tới Địa lý kinh tế của Việt Nam sẽ có được những kiến thức đầy đủ về các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, hiện trạng và phương hướng tổ chức lãnh thổ các ngành Kinh tế: công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ ở Việt Nam.
    Với Địa lý kinh tế Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trò đặc biệt quan trọng và gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy tổ chức lãnh thổ là vấn đề xuyên suốt giáo trình này.
    Giáo trình “Địa lý kinh tế Việt Nam” do tập thể các cán bộ giảng dạy Bộ môn Hệ thống thông tin Kinh tế, Khoa Công nghệ thông tin, Đại học Thái Nguyên biên soạn dưới sự chủ biên của ThS. Nguyễn Văn Huân cùng với các tác giả Nguyễn Thị Hằng, Trần Thu Phương và Trần Thị Tâm.
    Trong quá trình biên soạn mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng chúng tôi cố gắng đến mức cao nhất để giáo trình đảm bảo tính khoa học hiện đại, tiếp cận với những thông tin cập nhật về kinh tế, xã hội của đất nước, của khu vực Đông Nam á và trên thế giới.
    Chúng tôi hy vọng rằng đây là chuẩn mực tối thiểu về phần kiến thức nền tảng của bậc đại học để các trường Đại học, Cao đẳng áp dụng nhằm nâng dần mặt bằng kiến thức ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...