Tài liệu Khái quát chung về cán bộ công chức [Tham khảo làm luận văn, khóa luận, tiểu luận]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuật ngữ cán bộ được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc và được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ban đầu nó được dùng nhiều trong quân đội để phân biệt giữa chiến sỹ và cán bộ; cán bộ ở đây là những người làm nhiệm vụ chỉ huy từ tiểu đội phó trở lên và dần dần từ cán bộ được dùng rộng rãi để chỉ cả những người hoạt động kháng chiến thoát ly, để phân biệt với nhân dân. Khi vào nước ta từ cán bộ đã biến đổi không còn như nghĩa gốc; tuy nhiên cái hàm nghĩa: Bộ khung, người làm nòng cốt, người chỉ huy luôn được nhận thức và lưu giữ. Theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người thoát ly, làm việc trong bộ máy chính quyền, đảng, đoàn thể, quân đội. Trong quan niệm hành chính, trước đây cán bộ được coi là những người có mức lương từ cán sự trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lương thấp hơn mức lương cán sự.
    Theo từ điển Tiếng Việt, cán bộ là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước (cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị ) . Hiểu theo nghĩa khác cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ (Đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ, họp cán bộ và công nhân nhà máy, làm cán bộ Đoàn thanh niên )[21,tr 109].
    Trong các tổ chức Đảng, đoàn thể cán bộ được dùng để chỉ những người được bầu giữ chức vụ lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở để phân biệt với đảng viên, đoàn viên, hội viên, hoặc những người làm công tác chuyên trách trong các tổ chức đảng, đoàn thể, hưởng lương từ các tổ chức đó. Trong các cơ quan nhà nước cũng có những người thuộc biên chế nhà nước nhưng làm công tác đảng, đoàn thể chuyên trách được gọi là cán bộ chuyên trách. Đối với lực lượng quân đội nhân dân, những người giữ chức vụ từ tiểu đội trưởng, tiểu đội phó trở lên được gọi là cán bộ tiểu đội, cán bộ trung đội, cán bộ đại đội Trong bộ máy nhà nước cán bộ cũng được sử dụng với nhiều các hiểu khác nhau: Những người giữ các chức vụ trong các cơ quan nhà nước do được bầu cử (Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp ) hay được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành trong các cơ quan nhà nước (Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Vụ trưởng ).
    Điều 8, Hiến pháp năm 1992, đã được sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân ”. Theo Hiến pháp những người phục vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước bao gồm cán bộ và viên chức. Tuy không chỉ rõ đối tượng nào là cán bộ, viên chức, nhưng qua các quy định của Hiến pháp có thể hiểu trong bối cảnh của điều luật thì cán bộ là những người được bầu để đảm nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ trong bộ máy nhà nước, những người được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy, điều hành; còn viên chức là những người phục vụ nhà nước bằng chuyên môn nhất định (hoạt động của họ có tính chất nghề nghiệp); những đối tượng mà quan hệ công vụ của họ được hình thành trên cơ sở hợp đồng hành chính (hợp đồng lao động) trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
    Cụ thể hóa Hiến pháp, năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh cán bộ, công chức. Trong đó thuật ngữ cán bộ được sử dụng với nội hàm và ngoại biên rộng hơn thuật ngữ cán bộ được sử dụng trong Hiến pháp. Pháp lệnh không sử dụng thuật ngữ cán bộ, công chức nhà nước mà dùng thuật ngữ cán bộ, công chức nói chung để chỉ những đối tượng làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Như vậy về hình thức giữa Hiến pháp và Pháp lệnh không có sự thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ và phạm vi điều chỉnh của các thuật ngữ này cũng khác nhau. Bên cạnh đó, Pháp lệnh chưa đưa ra được định nghĩa cho từng đối tượng cán bộ, công chức. Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi bổ sung năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không có quy định cụ thể hơn để phân biệt đâu là cán bộ, đâu là công chức. Pháp lệnh chỉ mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...