Luận Văn khai phá dữ liệu (KPDL); Khai phá song song luật kết hợp mờ

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn được tổ chức thành 5 chương như sau:
    ã Chương I trình bày tổng quan về KPDL như định nghĩa thế nào là KPDL
    và khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu, các bước chính trong quá trình khám
    phá tri thức. Chương này cũng đề cập đến các kỹ thuật và hướng tiếp cận
    chính trong KPDL và phân loại các hệ thống khai phá theo nhiều tiêu chí
    khác nhau. Phần cuối của chương này phác họa những ứng dụng chính của lĩnh vực này và những hướng nghiên cứu đang và sẽ được chú trọng trong
    thời gian tới.
    Chương II trình bày về bài toán “khai phá luật kết hợp”. Để đi vào những
    nghiên cứu cụ thể ở hai chương sau, chương này cung cấp những hiểu biết
    cần thiết về bài toán khai phá luật kết hợp. Phần cuối chương sẽ là tổng
    hợp những đề xuất chính trong hơn 10 năm lịch sử tồn tại và phát triển của
    bài toán này.
    Chương III trình bày về “khai phá luật kết hợp mờ”. Phần đầu của chương
    phát biểu lại bài toán khai phá luật kết hợp với thuộc tính số và thuộc tính
    hạng mục cùng các phương pháp rời rạc hóa dữ liệu cho bài toán này.
    Dạng luật kết hợp này cùng với các phương pháp rời rạc hóa đi kèm có
    một vài hạn chế như ngữ nghĩa của luật hay vấn đề “điểm biên gãy”. Luật
    kết hợp mờ được đề xuất như một hướng khắc phục các nhược điểm của
    bài toán trên. Bên cạnh sự tổng hợp về các nghiên cứu trước đó về dạng
    luật này, luận văn cũng nêu lên mối liên hệ giữa luật kết hợp và lý thuyết
    tập mờ và giải quyết câu hỏi “tại sao lại chọn phép tích đại số và phép lấy
    min cho toán tử T-norm”. Phần cuối của chương này là một đề xuất về
    cách chuyển đổi luật kết hợp mờ về dạng luật kết hợp mờ với thuộc tính số
    dựa vào ngưỡng wf tương ứng với các tập mờ f của từng thuộc tính mờ.

    Chương IV tập trung vào bài toán ”khai phá song song luật kết hợp”. Phần
    đầu của chương này, luận văn tóm tắt lại các thuật toán đã được đề xuất và
    thử nghiệm thành công. Các thuật toán này giống nhau ở một điểm là phải
    đồng bộ hóa dù nhiều hay ít trong suốt quá trình tính toán và đây chính là
    nhược điểm cần khắc phục. Nắm bắt được tính chất của luật kết hợp mờ,
    luận văn đã đề xuất một thuật toán mới theo đó các bộ xử lý (BXL) trong
    hệ thống song song hạn chế được tối đa quá trình trao đổi dữ liệu và đồng
    bộ hóa. Thuật toán khai phá song song luật kết hợp mờ này được xem là
    gần lý tưởng bởi ngoài việc tránh được nhược điểm truyền thông, nó còn
    đạt được sự cân bằng tải giữa các BXL nhờ một chiến thuật chia tập thuộc
    tính ứng cử viên phù hợp.

    Chương V tổng kết luận văn bằng việc nêu lại những công việc đã thực
    hiện và kết quả đạt được của luận văn này. Ngoài ra, chương này cũng đề
    cập những vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết thấu đáo trong toàn
    luận văn cũng như công việc và hướng nghiên cứu trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...