Tài liệu Khái niệm, ý nghĩa, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của TộI PHạM, định tội danh theo mặt khách qua

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luật hình sự ]

    Câu 14: khái niệm, ý nghĩa, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của TộI PHạM, định tội danh theo mặt khách quan của TộI PHạM.
    TộI PHạM là hành vi của con người (hành vi nguy hiểm cho xã hội), do vậy cũng có các dấu hiệu bên ngoài và các dấu hiệu bên trong. Những biểu hiện bên ngoài của hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành mặt khách quan của nó.
    Mặt khách quan là mặt bên ngoài của hành vi phạm tội do luật hình sự quy định. Theo quan điểm truyền thống, mặt khách quan của TộI PHạM bao gồm: hành vi phạm tội; hậu quả nguy hại.
    Mối quan hệ nhân quả hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. Ngoài ra còn có 1 số dấu hiệu khác cũng đặc trưng cho mặt khách quan của TộI PHạM, đó là hòan cành, thời gian, công cụ, phương tiện phạm tội
    Các tình tiết của mặt khách quan được diễn ra bên ngoài thế giới khách quan, người ta có thể trong thấy, nghe được tức là có thể trị giá được 1 cách trực tiếp các tình tiết ấy Mặt khách quan còn được gọi là mặt bên ngoài của 1 TộI PHạM tương xứng với mặt bên trong là mặt chủ quan diễn ra trong nội tâm của người phạm tội.
    Mặt khách quan là 1 yếu tố quan trọng của TộI PHạM. Tính nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM do tất cả các yếu tố của nó quy định. Nhưng nếu phân tích kỷ từng yếu tố ta thấy chỉ khi nào người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội thì thái độ chủ quan của họ mới có ý nghĩa về mặt hình sự, khách thể mới bị xâm phạm hoặc bị đe dọa xâm phạm và chủ thể mới trở thành người nguy hiểm cho xã hội. Việc nghiên cứu 1 TộI PHạM cụ thể thường bắt đầu từ mặt khách quan. Chỉ sau khi xác định hành vi của 1 người có những dấu hiệu khách quan của TộI PHạM, người mới cung cấp thái độ tâm lý của họ. Nếu hành vi không nguy hiểm cho xã hội thì việc nghiên cứu mặt khách quan mới được đặt ra.
    Để chỉ rõ biểu hiện bên ngoài của TộI PHạM. Điều 8 BLHS hiện hành nước sử dụng thuật ngữ tổng hợp “hành vi”, nhà làm luật đưa vào thuật ngữ đó 2 hình thức của hành vi nguy hiểm cho xã hội có sự khác nhau về sự thể hiện bên ngoài: hành động và không hành động. Dưới dạng chung nhất, hành động được hiểu là hình thức chủ động của hành vi con người, còn không hành động là hình thức bị động của hành vi con người.
    Phần lớn các TộI PHạM được pháp luật hình sự nước ta quy định có thể thực hiện được bằng phương thức hành động. Một số không nhiều các TộI PHạM có thể thực hiện bằng phương thức không hành động hoặc cả 2 phương thức (ví dụ: tội giết người).
    Pháp luật hình sự Việt Nam nhận thức hành vi là hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội của con người. Việc cụ thể hóa biểu hiện bên ngoài của hành vi nguy hiểm cho xã hội được tiến hành không chỉ bằng việc phân hành vi thành hành động và không hành động mà còn cả việc chỉ ra trong luật 2 phương thức thể hiện bên ngoài của hành vi đó.
    Khi cụ thể hóa khái niệm hành vi, nhà làm luật xác định nó 2 cách khác nhau. Trong 1 số trường hợp, nhà làm luật chỉ quy định thời điểm đầu tiên của hành vi nguy hiểm cho xã hội; trong 1 số trường hợp khác lại quy định thời điểm đầu tiên và cả các hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả của nó.
    Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, công cụ, thủ đoạn phạm tội và việc định tội danh:
    Bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng được thực hiện trong 1 địa điểm, thời gian, hoàn cảnh nhất định, bằng những phương tiện, công cụ này hoặc công cụ khác, các yếu tố này đều thuộc về mặt khách quan của TộI PHạM, nhưng ý nghĩa pháp lý của chúng về mặt định tội danh có khác với những dấu hiệu đã trình bày ở trên.
    - Phương tiện phạm tội là những vật được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Trong cấu thành cơ bản của 1 TộI PHạM, phương tiện phạm tội được coi là dấu hiệu bắt buộc, vì những tội này đòi hỏi phải đi với những phương tiện nhất định.
    Như vậy, việc xác định phương tiện phạm tội trong 1 số trường hợp có ý nghĩa về mặt định tội danh hoặc trong việc định khung tăng nặng.
    - Thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội trong đó bao gồm cả cách thức sử dụng công cụ, phương tiện. Ở 1 số TộI PHạM nội dung biểu hiện này có thể được coi là dấu hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM cơ bản hoặc của CấU THÀNHTộI PHạM tăng nặng. Ví dụ điều 146 quy định thù đọan phạm tội là dấu hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM cơ bản của tội cưỡng ép kết hôn.
    Đối với những tội mà thủ đoạn phạm tội không được quy định trong CấU THÀNHTộI PHạM co bản cũng như trong CấU THÀNHTộI PHạM tăng nặng, việc xác định tính chất của thủ đoạn phạm tội vẫn cần thiết (ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi).
    - Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội theo luật hình sự nước ta cũng có ý nghĩa trong định tội danh, định khung hình phạt hoặc được đánh giá để quyết định hình phạt. Ví du: về địa điểm phạm tội: tội hoạt động (điều 83).
    * Những dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan thường được mô tả trong phần quy định của QPPL quy định về TộI PHạM của BLHS. Một phần vì các dấu hiệu khách quan biểu hiện ra ngoài dễ nhận biết hơn các yếu tố khác, mặt khác vì sự khác nhau giữa các TộI PHạM, phần lớn là ở mặt khách quan người phạm tội muốn đạt hậu quả phạm tội gì, cái đó thể hiện ở hành vi của họ, ở thủ đọan công cụ, phương tiện mà họ sử dụng.
    Trong khi tiến hành định tội danh không bao giờ tuyệt đối hóa bất kỳ 1 yếu tố nào của TộI PHạM.
    Trong lý luận luật hình sự Việt Nam căn cứ vào ý nghĩa pháp lý, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan được phân chia thành những dấu hiệu bắt buộc và những dấu hiệu không bắt buộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...