Tiểu Luận Khái niệm xã hội học và các vấn đề liên quan

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

    LỜI NÓI ĐẦU

    Xã hội học có nguồn gốc từ lâu đời nhưng nó chỉ thành môn khoa học độc lập vào những năm 30 của thế kỷ 19.Vào thời điiểm đó cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học tự nhiên cũng như sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghiệp và sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra ,các tri thức của khoa học xã hội cũng bắt đầu phát triển, đặc biệt là sử học và luật học. Song nghiên cứu về xã hội với tư cách là chỉnh thể cho đến lúc đó vẫn thuộc về dịa bàn riêng của triết học mà môn triết học-xã hội trong thời kỳ đó bị tách khỏi đời sống thực tế ,chứa đầy những tập tục trừu tượng, không đáp ứng được nhu cầu thực tế, chính vì vậy xã hội hội ra đời tách khỏi triết học, trở thành môn khoa học nghiên cứu về xã hội nói chung, khắc phục tính chất trừu tượng xa rời thực tế của xã hội lúc đó nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội thực tế. Như vậy xã hội học trước hết là môn khoa học nghiên cứu về xã hội.

    Khái niệm xã hội học

    Xã hội có nhiều cấp độ khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét mà khái niệm xã hội học có thể được hiểu là một vùng, một địa phương một quốc gia và cả loài người. Có thể định nghĩa xã hội học như là một cộng đồng người có quan hệ gắn bó mật thiết nhau trong sản xuất, trong đòi sống và cùng sống trong một phạm vi điều kiện nhất định.

    Xã hội là một cộng đồng người, do những con người có ý chí cấu thành. Xã hội và quy luật xã hội chỉ có thể xuất hiện, phát triển trực tiếp của hoạt động có ý chí theo đuổi những mục đích nhất định. Chính vì vậy nghiên cứu xã hội không thể tách rời nghiên cứu hoật động của cộng đồng người và mối quan hệ muôn vẻ giữa cá nhân trong cộng đồng ấy trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.

    Với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, xã hội là một hêh thống. Hệ thống xã hội bao gồm những yếu tố mối liên hệ giũa các yếu tố và sự biến đổi của các yếu tố theo sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan .Nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể với tư cách là một hệ thống cũng có nghĩa là phải nghiên cứu những yếu tố, mối liên hệ giữa các yếu tố để xác định những quy luật vận động phát triển của chúng. Song mỗi yếu tố lại là một tiểu hệ thống có các yếu tố nhỏ và sự tác động của các yếu tố cũng như quy luật hình thành phát triển của các yếu tố nhỏv.v .Chẳng hạn xã hội loài người gồm nhiều quốc gia, mỗi quốc gia gồm nhiều địa phương .nền sản xuất xã hội có nhiều ngành, các ngành lại chuyên môn hoá hẹp hơn v.v. Rõ ràng nghiên cứu hệ thống xã hội không chỉ cần xem xét những quy luật chung nhất mà còn cần đi tới nhũng quy luật đặc thù, kém chung hơn.Và việc nghiên cứu càng cụ thể bao nhiêu, các khoa học nghiên cứu về xã hội lại càng đáp ứng nhiều cho thực tế bấy nhiêu. Đó chính là lý do xã hội học tách khỏi triết học để trở thành một môn khoa học độc lập. Đồng thời xã hội học cũng có những vị trí riêng, không đồng nhất với các khoa học xã hội học khác;vị trí này được quy định bởi tính đặc thù của đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học.
     
Đang tải...