Tiểu Luận Khái niệm văn học so sánh, đối tượng mục đích của văn học so sánh

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KHÁI NIỆM VĂN HỌC SO SÁNH, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH CỦA VĂN HỌC SO SÁNH
    Phần Mở Đầu


    Như chúng ta biết sự vật không bao giờ tồn tại biệt lập.Cho nên muốn tìm hiểu nó, chúng ta không thể chỉ mổ xẻ phân tích nó một cách biệt lập, mà còn phải tìm hiểu những mối quan hệ đa dạng và đa chiều của nó.Để làm được điều đó chúng ta có thể áp dụng một phương pháp rất thông dụng là so sánh .Phương pháp so sánh giúp chúng tìm hiểu một sự vật thông qua một sự vật khác.Trong nghiên cứu văn học ta có thể so sánh một hiện tương văn học với các hiện tương cùng loại, nhưng cũng có thể so sánh với các hiện tương đối lập để làm nổi bật đối tượng được đem ra so sánh.Việc so sánh sẽ giúp chúng ta thấy rõ bản chất của hiện tượng được đem ra so sánh từ đó xác định được vị trí của nó trong một hệ thống và đánh giá được ý nghĩa của nó trong hệ thống cùng loại.Qua việc so sánh truyện cổ tích Tấm Cám của Việt Nam với truyện cổ tích Chị Tấm em Cám của Trung Quốc ta thấy rõ đặc thù độc đáo riêng của mỗi dân tộc, thấy được bản chất văn hoá của một hiện tương văn học.


    Trước hết ta phải tìm hiểu văn học so sánh là gì? Trong giới nghiên cứu đến nay không phải là không có người chưa phân biệt được khái niệm văn học so sánh và so sánh văn học. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. So sánh văn học là phương pháp phổ biến thể được áp dụng cho các bộ môn trong ngành văn học không chỉ là văn học sử , còn văn học so sánh là bộ môn nó chỉ xuất hiện trong những điều kiện cụ thể, do sự phân công trong ngành nghiên cứu văn học. So sánh là một trong những phương pháp phổ biến nhất do yêu cầu tự nhiên của con người vậy tại sao gọi là văn học so sánh?. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ văn học so sánh theo ý kiến chung của nhiều người:văn học so sánh là bộ môn lịch sử, nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc. Nó có đối tượng riêng, mục đích nghiên cứu riêng và phương pháp luận riêng . Cụ thể văn học so sánh sẽ bao hàm ba bộ phận nghiên cứu những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc, những điểm tương đồng và những điểm khác biệt độc lập. Như vậy so sánh không phải chỉ để tìm ra nguồn gốc vay mượn những ảnh hưởng trực tiếp, mà còn tìm ra những điểm giống nhau hoặc khác biệt giữa các hiện tượng văn học.


    Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh


    Văn học so sánh nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học. Điều này có nguyên nhân lịch sử của nó. -Đối tượng đầu tiên là các mối quan hệ tiếp xúc trực tiếp. ​-Đối tượng thứ hai của văn học so sánh là nghiên cứu những hiện tượng tương đồng giữa các nền văn học ​-Đối tượng thứ ba là nghiên cứu các điểm khác biệt độc lập. ​
    Ba đối tượng này không phủ định nhau nhưng không loại trừ nhau.Đối tượng thứ ba có thể hoà lẫn vào hai đối tượng trước, nhưng cũng có thể làm thành đối tượng độc lập.

    Mục đích của văn học so sánh


    Mọi quan điểm chỉ đạo hành động phải tuân theo những mục đích phương pháp luận nhất định . Văn học so sánh có hai mục đích:

    -Xác định tính khái quát của của văn học nhân loại ​-Chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc

    ​Có thể nói văn học so sánh là bộ môn khá cân bằng, nó đề cập đến cả một cặp phạm trù cái chung cái riêng. Đây là một cặp phạm trù của phép biện chứng triết học được thể hiện bằng một cặp phạm trù cái quốc tế- cái dân tộc.


    Xét về mặt triết học thì cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thù . Tức là cái riêng bao giờ cũng có một bộ phận ra nhập với cái chung và một bộ phận đặc thù của nó. Nhưng điều phân biệt này chưa phải là quan trọng nhất, mà quan trọng nhất phải thấy được sự chuyển hoá lẫn nhau giưa cái đặc thù và cái chung, sự chuyền hoá đó chính là linh hồn biện chứng của quan hệ giữa cái riêng và cái chung, đó là linh hồn của sự vận động vật chất. Tìm ra cái riêng của mỗi nền văn học để tạo ra cái chung của văn học nhân loại. Phát triển cái chung là phải dựa vào cái riêng, đặc biệt không thể lấy cái riêng làm thành cái chung và áp đặt cho nhiều cái riêng khác. không thể lấy văn hoá của dân tộc áp đặt cho văn hoá của toàn nhân loại cũng như văn hoá của dân tộc khác . Văn học so sánh sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: Phương pháp thực chứng, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc, phương pháp hệ thống, phương pháp xã hội học v. v Nó có một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc


    Phần nội dung
    I. Khái niệm văn học so sánh, đối tượng mục đích của văn học so sánh
    1. Khái niệm
    2. Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh
    3. Mục đích của văn học so sánh
    II. Ứng dụng vào một tác phẩm cụ thể
    Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...