Chuyên Đề Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước
    Khái niệm.
    Có nhiều quan niệm về ngân sách Nhà nước xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau. Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
    Các đặc trưng cơ bản của NSNN
    Các đặc trưng của ngân sách Nhà nước giúp chúng ta phân biệt ngân sách Nhà nước với các quỹ tiền tệ khác là:
    - Về cơ cấu: Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu, khoản chi của Nhà nước. Hình thức biểu hiện bên ngoài, ngân sách Nhà nước là một bảng liệt kê các khoản thu khoản chi bằng tiền của Nhà nước được dự kiến và cho phép trong một khoảng thời gian nhất định.
    - Về mặt pháp lý: Ngân sách Nhà nước phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Thẩm quyền quyết định ngân sách Nhà nước ở hầu hết các nước là thuộc về các cơ quan đại diện (Nghị viện). ở Việt Nam, Quốc Hội cũng là cơ quan có thẩm quyền thông qua và phê chuẩn ngân sách. Quốc Hội thảo luận và quyết định về tổng mức, cơ cấu và phân bổ ngân sách trung ương. Mọi hoạt động thu chi ngân sách đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật do Nhà nước ban hành.
    - Về thời gian thực hiện: Theo quy định hiện hành, Ngân sách Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm. Năm này gọi là năm ngân sách hay năm tài khoá. Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Ngân sách Nhà nước vừa là nguồn lực để nuôi sống bộ máy, vừa là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
    Bản chất của NSNN:
    * Ngân sách Nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thái giá trị. Nhưng bên cạnh bản chất kinh tế đó, ngân sách Nhà nước lại mang bản chất giai cấp sâu sắc. Việc bố trí ngân sách thể hiện rất rõ những ưu tiên chiến lược cũng như quan điểm cách thức Nhà nước (giai cấp cầm quyền) giải quyết một hay nhiều vấn đề kinh tế xã hội.
    * Ngân sách Nhà nước là kế hoạch Tài chính cơ bản để hình thành, phân phối, sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, để mở rộng sản xuất và thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Nó là một công cụ Tài chính để Nhà nước phân phối thu nhập quốc dân thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội, sử dụng hợp lý các tài nguyên trong các ngành sản xuất xã hội.

    * Ngân sách Nhà nước là một thể thống nhất, trong đó có phân cấp giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (ngân sách các cấp: ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã, thị trấn) phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước theo luật định. Hệ thống ngân sách Nhà nước là thống nhất, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
    * Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu: từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, và bao gồm các khoản chi: chi phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động bộ máy Nhà nước; chi trả của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
    Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước.
    Vai trò của ngân sách Nhà nước
    Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và có mối quan hệ khắng khít với tất cả các khâu của cả hệ thống Tài chính, đặc biệt là Tài chính doanh nghiệp và tín dụng.
    Ngân sách Nhà nước không thể tách rời với vai trò của Nhà nước. Nhà nước quản lý và sử dụng ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
    Vai trò của ngân sách Nhà nước được thể hiện qua các điểm sau:
    Thứ nhất, vai trò ngân sách Nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội.
    Vai trò của ngân sách Nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:
    - Xác định một cách có khoa học, đặt ra một tỷ lệ huy động tổng sản phẩm xã hội vào Ngân sách Nhà nước, lấy đó làm căn cứ điều chỉnh quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp và dân cư trong phân phối tổng sản phẩm xã hội.Thực hiện việc này vừa bảo đảm nhu cầu của Nhà nước, vừa phải bảo đảm nhu cầu của doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư phát triển.
    - Xác định quan hệ thuế trong tổng sản phẩm, đảm bảo Nhà nước có nguồn thu thường xuyên, ổn định, thực hiện điều tiết lợi ích hợp lý trong nền kinh tế quốc dân.
    - Xác định các hình thức huy động ngoài thuế trên thị trường Tài chính, dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, nhằm trang trải bội chi ngân sách Nhà nước.
    - Xác định vai trò quyền sở hữu tài sản công và tài nguyên quốc gia để giải quyết nguồn huy động.
    Thứ hai, vai trò ngân sách Nhà nước trong ổn định và tăng trưởng kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...