Chuyên Đề Khái niệm và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
    “Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh được xem như là chìa khóa để mở cửa đi vào kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh” . Vì vậy, để nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải tìm hiểu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Quá trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng gắn liền với quá trình phát triển nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta. Trong các văn kiện của Đảng, Đảng ta đã trân trọng ghi nhận vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời cũng đã đề cập đến khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói thời điểm đánh dấu rõ nét về nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991) với sự ra đời của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội mà trong đó khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” . Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) tiếp tục khẳng định lại điều này và nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc
    Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” .
    Trong chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận chính trị toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng nói: “Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo”.
    Những nhận định, đánh giá của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh trong các văn kiện nêu trên có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu bộ môn khoa học này. Đó là những định hướng cơ bản cho các nhà nghiên cứu lấy đó làm cơ sở, làm tiền đề để đi đến thống nhất về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu trong thời gian dài, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh đã được định nghĩa một cách khoa học như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người” .
    Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là tập hợp đơn giản những suy nghĩ, những ý tưởng cụ thể, riêng lẻ của Hồ Chí Minh trong từng hoàn cảnh cụ thể mà đó là một “hệ thống” bao gồm nhiều quan điểm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, liên tục và nhất quán. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện, bao quát và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao
    Tuy nhiên, không phải tất cả đều có trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đề cập đến “những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”. Cách mạng Việt Nam bao gồm hai cuộc cách mạng không tách rời nhau là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam cũng chính là những vấn đề cơ bản của hai cuộc cách mạng này. Đó là vấn đề về mục tiêu cách mạng, mục đích cách mạng, tổ chức cách mạng, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng
    Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh nêu trên cũng đã chỉ ra được nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải tự nhiên sinh ra, không phải “từ trên trời sa xuống”, cũng không phải hình thành từ ý muốn chủ quan của những người nghiên cứu mà tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc khách quan của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...