Luận Văn Khái niệm và phân loại vốn trong doanh nghiệp:

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN TRONG DOANH NGHIỆP:

    NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN MỘT VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    I- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN TRONG DOANH NGHIỆP:
    1- Khái niệm và chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp
    1-1/ Khái niệm về vốn trong sản xuất
    Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền huy động vào sản xuất nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác, tiền chỉ là vốn khi được đưa vào trong sản xuất lưu thông.
    Vai trò vốn sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện yêu cầu của cơ chế hạch toán kinh doanh, tức là quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở tự chủ kinh tế và tài chính. Yêu cầu tiết kiệm nói nên tính hợp lý, tính đúng mức trong việc sử dụng vốn với một lượng vốn nhất định với mục đích đạt được một mức lợi nhuận hoặc doanh thu cao hơn. Hiệu quả kinh tế cuối cùng thể hiện ở số lợi nhuận thu được. Điều đó phụ thuộc vào vấn đề sản xuất vốn có hợp lý hay không, có tiết kiệm chi phí và tăng dự trữ hay không để đạt được mục đích nâng cao số vòng quay của vốn.
    Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp nguồn gốc việc hình thành vốn là khác nhau và sở hữu cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn sản xuất là do nhà nước cấp và giao quyền tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có trách nhiệm phải bảo toàn và phát triển vốn. Đối với loại hình doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư bản thì nguồn vốn được huy động từ các nguồn vốn khác nhau.
    Xét về hình thái vật chất của vốn sản xuất gồm hai yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất là tư liệu lao động và đối tượng lao động.
    1-2/ Chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp :
    Trong doanh nghiệp vốn vận động theo quy trình của qúa trình tái sản xuất của doanh nghiệp như sau:
    Sơ đồ 1: Quy trình vận động của vốn trong doanh nghiệp
    Mua Công cụ lao động và sức lao động
    Bán

    Tiền Nguyên vật liệu sản xuất chế biến hàng hoá Tiền

    2- Phân loại vốn trong doanh nghiệp:
    Có nhiều cách phân loại vốn trong doanh nghiệp. Dựa vào vào những căn cứ khác nhau chúng ta có những phân loại sau:
    Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành vốn hữu hình và vốn vô hình.
    -/ Vốn hữu hình gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như quyền sử dụng đất đai, nhà máy.
    -/ Vốn vô hình gồm những giá trị tài sản vô hình như uy tín kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế phát minh.
    Việc nhận thức đúng đắn đầy đủ về những hình thức tồn tại của vốn sẽ giúp ích cho việc quản lý, khai thác triệt để vốn cũng như giúp cho việc phát triển những tiềm năng về vốn đặc biệt là phát triển vốn vô hình vì đây là lợi thế riêng có, vốn vô hình được sử dụng tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp cho việc đánh giá chính xác giá trị của vốn, làm cơ sở góp vốn kinh doanh, kêu gọi hợp tác đầu tư.
    * Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia thành, vốn ngắn hạn, vốn trung hạn, vốn dài hạn.
    -/ Vốn ngắn hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển dưới 1năm.
    -/ Vốn trung hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển từ 1đến 5năm.
    -/ Vốn dài hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển lớn hơn 5năm.
    * Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành vốn cố định, vốn lưu động. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu cách phân loại này ở các phần sau.
    2-1/ Vốn cố định trong doanh nghiệp
    2-1-1/ Khái niệm và đặc điểm vốn cố định
    Vốn cố định là một bộ phận của nguồn vốn sản xuất kinh doanh, làm hình thái giá trị của tài sản cố định đang phát huy tác dụng trong sản xuất của doanh nghiệp. Vốn cố định dữ một vai trò hết sức quan trọng trong qúa trình hình thành sản xuất, nó quyết định trình độ kỹ thuật của công nghệ sử dụng trong doanh nghiệp trình độ cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, do đó là cơ sở cho việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế mỗi nghành, khả năng tài chính của từng doanh nghiệp sản xuất mà mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch đúng đắn cho việc đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc và đảm bảo hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cố định cho sản xuất.
    Theo quy định hiện nay thì những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng và thời gian sử dụng lớn hơn một năm thì được xếp vào loại tài sản cố định. Tài sản cố định không chuyển một lần toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm mà đóng góp trong nhiều chu kỳ sản xuất.
    2-1-2/ Cơ cấu vốn cố định :
    Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong qúa trình quản lý và sử dụng vốn cố định. Khi nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải nghiên cứu trên hai giác độ là nội dung kế hoạch và tỷ trọng từng loại. Vấn đề cơ bản là phải xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp, về mặt kinh tế kỹ thuật trình độ quản lý các nguồn vốn trong doanh nghiệp.
    Cần nhận thức cơ cấu vốn cố định trong doanh nghiệp chỉ là một yếu tố động và thay đổi theo không gian và thời gian. Nhà quản lý vốn phải xác định được cơ cấu hợp lý trong từng thời kỳ.
     
Đang tải...