Tiểu Luận Khái niệm và đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á? Xã hội cổ đại phương Đông có thuộc phạm trù

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU

    I, Lý do nghiên cứu
    II, Lịch sử nghiên cứu vấn đềB. NỘI DUNG
    I. Những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á

    1. Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á

    1.1. Phương thức sản xuất
    1.2. Phương thức sản xuất Châu Á

    2. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á
    II. Xem xét xã hội cổ đại phương Đông có thuộc phạm trù phương thức sản xuất Châu Á không? Tại sao?
    1. Quan hệ giai cấp và hình thức bóc lột chủ yếu ở các nước phương Đông cổ đại
    1.1. Ai Cập cổ đại
    1.2. Lưỡng Hà cổ đại
    1.3. Ấn Độ cổ đại
    1.3.1. Giai cấp nông dân
    1.3.2. Giai cấp nô lệ
    1.3.3.Giai cấp bóc lột
    1.4. Trung Quốc cổ đại
    1.4.1. Giai cấp nông dân
    1.4.2. Giai cấp nô lệ
    1.4.3. Giai cấp bóc lột
    2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại và phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ
    2.1. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
    2.2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại và phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
    3. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại với phương thức sản xuất phong kiến
    3.1. Phương thức sản xuất phong kiến
    3.2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại với phương thức sản xuất phong kiến
    C. KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. MỞ ĐẦUI, Lý do nghiên cứu
    Chủ nghĩa Marx soạn thảo, và chủ nghĩa xã hội kiểu xô-viết khẳng định con đường lịch sử loài người đi qua năm hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản (chủ nghĩa tư bản) và chủ nghĩa cộng sản (gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội). Nhưng thú vị là trong những bài viết sớm nhất của K.Marx và trong thư từ trao đổi với F.Engels có nhắc tới một hình thái khác nữa, đó là hình thái “kiểu châu Á” – “phương thức sản xuất kiểu châu Á”. Hình thái này không được trình bày trong “sơ đồ đại lộ” của sự phát triển, bởi vì nó không tương ứng với bất kỳ dấu hiệu quan trọng nào của các phương thức kinh tế xã hội từng được biết, đó là không có tư hữu, không có phân chia giai cấp rõ rệt, vì sự đối kháng của các giai cấp và sự bóc lột người với người không được thể hiện. Hình thái đặc biệt này mang lại nhiều mối bận tâm cho chính các nhà sáng lập nên phương pháp lịch sử, và cho cả những người kế tục nhiệt tình.
    Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục đích làm sáng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin về sự phát triển của xã hội, lý giải hàng loạt các vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là con đường phát triển và xây dựng xã hội của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã và đang thoát ra khỏi ách thống trị của đế quốc chủ nghĩa, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phát triển phi tư bản và cả các nước tư bản chủ nghĩa.
    Hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô (1929 - 1921), (1964-1965), ở Pháp (1962-1963) và nhiều công trình nghiên cứu khác của các học giả trên thế giới đã chứng minh điều đó.
    Tuy nhiên, cho tới nay, các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á vẫn chưa kết thúc, các ý kiến về phương thức sản xuất châu Á vẫn còn phân tán.
    Nghiên cứu về phương thức sản châu Á, đó là nhiệm vụ đặt ra để nhận thức lịch sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn mang nhiều tàn dư của xã hội phương đông cổ đại. Để từ đó có được đánh giá một cách khoa học và có thái độ, biện pháp xử lý đúng mức. Không nhưng thế, nhiệm vụ đó còn góp phần làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về con đường phát triển xã hội từ vị trí một nước phương Đông của mình.
    Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp Á nói chung và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam nói riêng là rất quan trọng. Để từ đó chúng ta có thể tìm ra được những di sản tích cực và tiêu cực của phương thức sản xuất châu Á và đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả.
    Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận chỉ xin đề cập đến vấn đề khái niệm và đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông có thuộc phạm trù phương thức sản xuất Châu Á không? Tại sao? mà thôi.
    C. KẾT LUẬN​Khi đi nghiên cứu tìm hiểu về phương thức sản xuất châu Á, chúng ta càng làm sáng tỏ những tranh cãi về phương thức sản xuất châu Á mà Mark đã đưa ra. Phương thức sản xuất châu Á là môt vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Đây cũng là một vấn đề cần thiết cho việc nhận thức các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử châu Á.
    Qua việc nghiên cứu Phương thức sản xuất châu Á, ta thấy được rằng nó tồn tại rất lâu ở xã hội châu Á, bên cạnh đó nó còn tồn tại đan xen trong nền kinh tế phương Đông cổ đại khiến cho nó khó phân biệt được rạch ròi một di sản nào là của phương thức sản xuất nào để lại. Chẳng hạn, di sản thị tộc mà hiện nay còn đậm nét ở các thôn, làng đều bắt nguồn từ thời kì thị tộc nguyên thủy tới phương thức sản xuất châu Á nhiễm thêm nét nô lệ gia đình, rồi tới phong kiến và tư sản (thời kì thực dân nửa phong kiến) Về tổ chức bộ máy quản lý làng xã cũng vậy.
    Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, lại càng cần phải nhận thức rõ những mặt tích cực, tiêu cực do quá khứ để lại. Qua đó góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn.
    Như vậy, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đã được nghiên cứu và cũng đã gây ra không ít cuộc tranh cải khá gây gắt. Qua quá trình nghiên cứu đó của nhiều học giả Việt Nam từ những năm 1968 đến nay ta thấy nổi lên 3 quan điểm cơ bản sau :
    + Khẳng định có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử Việt Nam.
    Về thời gian tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở việt Nam, có ý kiến cho rằng đỉnh cao của nó là giai đoạn từ thế kỷ X – XI. Và từ thế kỷ XII – XIII xã hội Việt Nam chuyển sang giai đoạn phong kiến. Lại có ý cho rằng phương thức sản xuất châu Á tồn tại trong lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thế kỷ X.
    + Khẳng định khái niệm phương thức sản xuất châu Á nhưng không coi đó là một phương thức sản xuất riêng biệt mà chỉ coi đó là đặc điểm, là một dạng đặc thù của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
    + Phủ định khái niệm phương thức sản xuất châu Á và cho rằng lịch sử Việt Nam cổ đại không dung nạp được khái niệm này.
    Đa số các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận mốc khởi đầu của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam là bắt đầu từ khi giải thể của chế độ Công xã nguyên thủy. Còn về mốc kết thúc thì lại có nhiều quan điểm khác nhau; có người cho là thế kỷ XI, có người cho là thế kỷ XII, có ý kiến cho là thế kỷ XV và cũng có người cho là từ thế kỷ XIX trở về trước xã hội Việt Nam truyền thống vẫn “nằm trong khung cảnh của phương thức sản xuất châu Á”.
    Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, cũng như mốc khời đầu và kết thúc của nó. Nhưng nhìn chung đại đa số tác giả đều thừa nhận có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử xã hội Việt Nam với tư cách là một phương thức sản xuất độc lập.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO​1. Phương thức sản xuất châu Á, Văn Tạo, NXB Khoa học xã hội Hà nội – 2001.
    2. Lịch sử các học thuyết kinh tế Việt Nam
    3. Lênin, Toàn tập, tập 28, trang 401.
    4. Lênin, Tuyển tập,tập 2, trang 846.
    5. Nguyễn Lương Bích, Đào Tử Khải, Lê Trọng Khanh, v.v ., Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Hà Nội, 10.1960.
    6. Trần Ngọc Vương mô tả tính chất huyết tộc tại các công xã nông thôn Việt Nam. Nó làm giảm thiểu yếu tố chuyên chế của bộ máy quan liêu, trang 20
    7. Tác phẩm: Nguồn gốc gia đình , Toàn tập, tập 21
    8. Nguyễn Lương Bích, “Phương thức sản xuất châu Á tại miền núi Việt Nam trong các thời đại trước”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, năm 1968 (số 117).
    9. Nguyễn Lương Bích, “Phương thức sản xuất châu Á là gì?”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 53, 1963.
    10. C. Mác - F. Enghen - V. Lênin, Bàn về các xã hội tiền tư bản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.
    11. C. Mác, Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976.
    12. Các Mác, Góp phần phê phán chính trị kinh tế học. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971.
    13. Nguyễn Hùng Hậu, “Một và quan điểm tham chiếu về xã hội từ nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á”, Tạp chí Lý luận chính trị số 1/2008.
    14. M. Gô – Đơ – Lie, “Khái niệm phương thức sản xuất châu Á”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2/ 1969.
    15. Mác – Enghen Tuyển tập tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980
    16. NUREEV R, Aziatskij sposov proizvotstva I socializm, “Phương thức sản xuất châu Á và chủ nghĩa xã hội”, Thông tin khoa học xã hội, 1990.
    17. Nguyễn Danh Phiệt, “Quá trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Số 1, 1982.
    18. Nguyễn Hồng Phong, Một số hình thái kinh tế - xã hội văn hoá và phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
    19. Nguyễn Hồng Phong, Một số công trình nghiên cứu khoa học xã hội và Nhân văn, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
    20. Nguyễn Hồng Phong, “Về phương thức sản xuất châu Á lý thuyết và thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1/1982.
    21. Nguyễn Hồng Phong, Xã thôn Việt Nam, Nxb. Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1959.
    22. Lê Kim Ngân, “Giới học giả Mácxit thế giới và vấn đề “phương thức sản xuất châu Á”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1/1982.
    23. Lê Kim Ngân, Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.
    24. Văn Tạo, Phương thức sản xuất châu Á - Lý luận Mác – Lênin và thực tiễn Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    25. Bùi Thiết, “Một số vấn đề phương thức sản xuất Châu Á”, Thông tin khoa học xã hội 1985, số 27.
    26. Trần Quốc Vượng, “Về truyền thống dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, số 2, tháng 2 -1981.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...