Tài liệu Khái niệm và cơ sở của Trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luật hình sự ]

    Câu 6: Khái niệm và cơ sở của Trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
    Cũng như mọi hình thức TNPL khác, TNHS thể hiện thái độ, sự lên lên án của nhà nước, của XH đối với người vi phạm pháp luật và thông qua hoạt động tài phá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ thể của hành vi phải chấp hành một chế tài nhất định .Tuy nhiên đối với TNHS thì chế tài này có thể là hình phạt cũng có thể là biện pháp cưỡng chế khác, nhưng đây là lọai chế tài đặc biệt nghiêm khắc và chế độ áp dụng đối với những hành vi gây nguy hiểm lớn cho xã hội mà luật hình sự quy định, thông qua họat động của một cơ quan duy nhất có thẩm quyền là tòa án.
    TNHS, cũng như TN pháp lý, luôn liên quan cưỡng chế nhà nước. Khi vi phạm pháp luật xảy ra, giữa chủ thể vi phạm pháp luật và nhà nước xuất hiện 1 quan hệ đặc biệt, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan thẩm quyền xác định chế tài để áp dụng đối với người vi phạm và những biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc áp dụng chế tài đó.
    Cơ sở pháp luật của việc truy cứu TNP lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với TNHS, thì có thể là bản án quyết định đã hiệu lực pháp luật của tòa án, cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử hình sự và truy cứu TNHS đối với người phạm tội.
    Như vậy, khái niệm hình sự là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra giữa một bên là Nhà nước và bên kia là nguời phạm tội, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền áp dụng bằng biện pháp cưỡng chế chế tài hình sự đối với người phạm tội và người phạm tội có trách nhiệm phải chịu bất lợi (được quy định trong chế tài hình sự) do việc thực hiện hành vi phạm tội.
    Trách nhiệm hình sự và hình phạt tuy có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng là 2 khái niệm riêng biệt.
    Trách nhiệm hình sự với tính cách là quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và người phạm tội phát sinh từ thời điểm tội phạm thực hiện, nghĩa là phát sinh trước thời điểm tòa án tuyên bản án và hình phạt. Còn tội phạm với tính cách là chế tài hình sự, chỉ xuất hiện sau khi tòa án tuyên bản án và hình phạt người chỉ khi bản án đó đã có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, mặc dù trong phần lớn các trưòng hợp, trách nhiệm hình sự để thực hiện thông qua việc áp dụng Hiến pháp, nhưng cũng có những trường hợp trách nhiệm hình sự được thông qua các biện pháp khác có tính chất cưỡng chế hình sự.
    · Cơ sở của trách nhiệm hình sự Là những vấn đề trung tâm nhất của Pháp luật hình sự. Việc giải quyết những vấn đề này như thế nào sẽ có tác động lớn đến chính sách hình sự của Nhà nước, đến việc thực hiện các nguyên tắc quan trọng như thế nào như pháp chế XHCN, nguyên tắc tôn trọng, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân
    Theo luật hình sự Việt Nam, chỉ người nào phạm tội được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật hình sự). Quyết định này bao hàm những nội dung: Thứ nhất, là chỉ người nào phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng điều đó cũng có nghĩa là phạm tội cũng cùng phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai là tội phạm đó phải được bộ luật hình sự quy định.
    Như vậy. cơ sở duy nhất làm phát sinh trách nhiệm hình sự chỉ có thể là tội phạm, Nhưng tội phạm, hiểu theo phép lịch sự, là hành vi có đủ yếu tố cấu thành do luật định. Các dấu hiệu pháp lý cần và đủ của mỗi tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự được gọi là dấu hiệu cầu thành tội phạm. Bởi vì, trước hết đó là những dấu hiệu mà bộ luật hình sự quy định, hai là cần phải có đủ những dấu hiệu đó, thì hành vi mới bị coi là tội phạm, và ba là chỉ cần có đủ những dấu hiệu đó, thì hành vi đó mới coi là tội phạm. Như vậy, suy cho cùng, thì cơ sở trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm, và chỉ có dấu hiệu đó mới là cơ sở của trách nhiệm hình sự.
    Đặc trưng cơ bản của tội phạm cho phép phân định nó với các vi phạm pháp luật khác là tính chất nguy hiểm cho xã hội của nó.Tính nguy hiểm cho xã hội được xác định, trước hết bởi thiệt hại mà hành vi tội phạm gây ra hoặc có khả năng gây ra cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ. Nói cách khác, là khách thể của tội phạm – các quan hệ xã hội - với giá trị và tầm quan trọng của nó – là yếu tố không thể thiếu được của tội phạm. Mặt khác, các quan hệ xã hội khách thể của tội phạm, chỉ có thể bị xâm hại thông qua hành vi cụ thể, bằng hành động hoặc không hành động, nhưng nhất thiết phải là sự biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan. Hơn nữa, thiệt hại do hành vi gây ra hoặc có khả năng gây ra những thông số biểu hiện hậu quả đã gây ra hoặc có khả năng xảy ra. Bởi vậy, cũng không thể có tội phạm nếu không có hành vi và không có hậu quả - những dấu hiệu thuộc về phương diện khách quan của tội phạm.
    Một hành vi chỉ bị coi là nguy hiểm cho xã hội khi nó không phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội, khi nó đi ngược lợi ích Nhà nước và xã hội. Còn những hành vi phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội, thì ngay cả khi chúng gây ra những thiệt hại nhất định nào đó, về khách quan, các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ, thì cũng không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội (theo quan hệ của giai cấp thống trị). Chẳng hạn, những hành vi được thực hiện trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết v v chỉ có thể nói đến tính chát nguy hiểm cho xã hội khi hành vi đó có lỗi, lỗi là phương diện chủ quan của tội phạm. Do đó không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi nào nếu không xác định được yếu tố có lỗi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...