Tài liệu Khái niệm và các loại khách thể của TộI PHạM, phân biệt khách thể của TộI PHạM với đối tượng tác độn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luậthình sự ]

    Câu 12: Khái niệm và các loại khách thể của TộI PHạM, phân biệt khách thể của TộI PHạM với đối tượng tác động của TộI PHạM? (164-176)
    ĐN:
    - Khách thể của TộI PHạM là các quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ và bị tội xâm hại.
    - Khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự là hệ thống các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bằng các QPPL hình sự.
    Việc nhận thức như vậy về khách thể của hành vi phạm tội, về bản chất chính trị xã hội của nó lien quan hữu cơ với khái niệm vật chất về TộI PHạM. PLHS xác lập bảo vệ các quan hệ đó, góp phần phát triển và củng cố các quan hệ đó bằng cách đấu tranh với các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội nói trên. Tư tưởng đó được thể hiện 1 cách nhất quán rõ nét trong PLHS của nước ta từ trước đến nay.
    Tuy nhiên không phải tất cả các quan hệ xã hội tồn tại trong xã hội nước ta đều được PLHS xác lập và bảo vệ. Chẳng hạn, các quan hệ xã hội được xác lập giữa con nợ và chủ nợ được pháp luật dân sự bảo vệ, nhưng các quan hệ đó cũng nhận được PLHS bảo vệ, có thể trở thành khách thể của TộI PHạM chỉ trong từng trường hợp sự xâm hại đã được thực hiện đến các quan hệ đó có tính nguy hiểm cao cho xã hội.
    Nhóm các QUAN Hệ XÃ HộI được pháp luật hình sự bảo vệ không phải bất biến mà có sự thay đổi. Nhóm các quan hệ đó được thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo cơ cấu cuả mình các quan hệ xã hội phức tạp. Không thể có các quan hệ đó nếu thiếu các chủ thể của chúng. Chủ thể của quan hệ đó có thể là nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tính chất xã hội, các tập thể lao động, cá nhân. Các quan hệ xã hội cũng bao gồm cả mối liên hệ của những người tham gia các quan hệ xã hội đó hoạt động cảu họ, các quyền và nghĩa vụ nhất định. Bộ phận hợp thành chúng cũng bao gồm cả lĩnh vực lợi ích hoặc giá trị xã hội nhất định.
    Cần phân biệt khách thể của TộI PHạM với đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội nảy sinh giữa nhà nước và người phạm tội do có việc thực hiện TộI PHạM, quan hệ pháp luật hình sự.
    Cũng không nên coi QPPL hình sự bị TộI PHạM vi phạm la khách thể của TộI PHạM. Khi nói rằng TộI PHạM xâm phạm PLHS là muốn chỉ nhấn mạnh rằng TộI PHạM trái với PLHS. Tuy vậy, QPPL hình sự không chịu thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây ra. Còn khách thể của TộI PHạM là các QUAN Hệ XÃ HộI bị TộI PHạM gây ra thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây ra thiệt hại.
    Khách thể của TộI PHạM có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc làm sáng tỏ bản chất giai cấp của hệ thống pháp luật này hay hệ thống pháp luật khác. Bản chất của luật hình sự Việt Nam thể hiện rất rõ trong khách thể được luật hình sự xác nhận và bảo vệ. PLHS nước ta quy định rõ các quan hệ xã hội bị hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Đó là TộI PHạM (điều 8 BLHS). Đó là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quy phạm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và trật tự pháp luật XHCN. Tính chất của khách thể ở 1 mức độ lớn quy định nội dung chính trị xã hội của TộI PHạM và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm khách thể đó. Khách thể của TộI PHạM càng quan trọng thì hành vi xâm phạm khách thể đó càng nguy hiểm cho xã hội, do vậy biện pháp bảo vệ càng nghiêm khắc.
    Khách thể của TộI PHạM có ý nghĩa lớn đối với việc định tội danh hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với việc quy định hình phạt. Khách thể cũng ảnh hưởng đến cơ cấu (cấu trúc) của CấU THÀNHTộI PHạM. Khách thể của TộI PHạM là căn cứ phân biệt TộI PHạM với những hành vi không phải là TộI PHạM. Trong phần các TộI PHạM của luật hình sự, khách thể của TộI PHạM là căn cứ quan trọng, cơ bản để phân loại và xây dựng các chương, mục của BLHS. Như vậy, nghiên cứu khái niệm khách thể của TộI PHạM giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn bản chất, nhiệm vụ của luật hình sự, nội dung vật chất của TộI PHạM và những vấn đề khác của luật hình sự.
    * Để nhận thức 1 cách sâu sắc toàn diện nội dung của khách thể TộI PHạM, lý luận luật hình sự phân chia khách thể TộI PHạM làm 3 loại: khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp.
    - khách thể chung của TộI PHạM là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các TộI PHạM xâm hại.
    Mỗi Tội phạm khi xâm hại đến lĩnh vực QUAN Hệ XÃ HộI này hay QUAN Hệ XÃ HộI khác được pháp luật hình sự bảo vệ, các quan hệ cá nhân quan hệ tài sản suy cho cùng gián tiếp hoặc trực tiếp đều xâm hại tổng thể đến hệ thống cá thề QUAN Hệ XÃ HộI được pháp luật hình sự bảo vệ. Như vậy khách thể chung của TộI PHạM là thống nhất đối với tất cả các TộI PHạM. Điều đó có nghĩa rằng các TộI PHạM đều có khách thể chung giống nhau (điều 8 BLHS).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...