Tài liệu Khái niệm và các loại chủ thể của quan hệ pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    * Khái niệm: chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể, theo những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định.
    Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
    Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định.
    Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình theo quy định của pháp luật xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định.
    * Các loại chủ thể quan hệ pháp luật: gồm cá nhân, tổ chức
    - Cá nhân:
    Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
    Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:
    + Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết.
    + Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.
    + Năng lực pháp luật của công dân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung cấm cư trú trong luật hình sự.
    Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:
    + Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi nhất định tuỳ từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: trong lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...