Luận Văn Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT)

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT)

    TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

    1. Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT)
    1.1 Định nghĩa TMĐT và "thương mại" trong TMĐT
    Là một lĩnh vực tương đối mới, TMĐT được nói đến bằng nhiều tên gọi khác nhau. Mặc dù tên gọi “thương mại điện tử” (electronic commerce) được sử dụng nhiều nhất và trở thành quy ước chung, được đưa vào các văn bản quốc tế, các tên gọi khác như: “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại điều khiển học” (cybertrade), “kinh doanh điện tử” (electronic business) hay “thương mại không có giấy tờ” (paperless commerce) . vẫn được sử dụng và được hiểu với cùng nội dung.
    Hiện nay trên thế giới chưa có một định nghĩa nào về TMĐT được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều chính phủ và tổ chức đã phát triển các khái niệm khác nhau về TMĐT dựa trên các ứng dụng của nó (xem phụ lục 1) để có thể thu thập được số liệu hữu ích Xem thêm phụ lục 1. Những cố gắng đó đưa đến một khái niệm tổng quát về TMĐT, đó là “việc sử dụng rộng rãi các phương pháp điện tử để làm thương mại” hay “việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch”. Bộ thương mại, “thương mại điện tử”, NXB Thống kê, 1999
    Thông tin trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bảng tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu báo cáo, hình ảnh động, âm thanh .
    Khái niệm “thương mại” trong TMĐT đã được chuẩn hoá trong “Đạo luật mẫu về TMĐT” do uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) ban hành. thương mại theo đó không chỉ bó hẹp trong việc mua bán hàng hoá và dịch vụ mà là “mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng”. Các mối quan hệ đó hiện nay bao gồm khoảng 1300 lĩnh vực Tài liệu đã dẫn bao quát một phạm vi rất rộng. Do vậy việc áp dụng TMĐT sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu như các hoạt động kinh tế.
    1.2 Phương tiện của TMĐT và tính ưu việt của Internet
    Theo định nghĩa trên, các phương tiện kỹ thuật của TMĐT có thể chia làm 6 loại gồm điện thoại, máy fax, truyền hình , hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và Web. Bacchetta, Marc et al, “Electronic commerce and the role of the WTO”, WTO Special Study 2, Geneva, 1998
    Điện thoại là phương tiện được dùng phổ biến nhất. Toàn thế giới có khoảng 1 tỷ đường dây thuê bao điện thoại và 340 triệu người dùng điện thoại di động. Báo cáo dự án quốc gia “Kỹ thuật thương mại điện tử”, Bộ thương mại, 2001 Một số loại dịch vụ có thể được cung cấp qua điện thoại như bưu điện, ngân hàng, tư vấn, giải trí . Tuy nhiên, hạn chế của công cụ này là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng việc in ra giấy. Chi phí sử dụng điện thoại còn phụ thuộc khoảng cách liên lạc.
    Fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gởi công văn truyền thống, nhưng không truyền tải được âm thanh, hình ảnh động và hình ảnh 3 chiều; chất lượng truyền tải lại không được tốt.
    Truyền hình là công cụ TMĐT rất phổ thông. Trên thế giới hiện có khoảng 1 tỷ máy thu hình Tài liệu đã dẫn.

     
Đang tải...