Tài liệu Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền










    Tóm tắt. Bài viết bàn về mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Trên cơ sở các đặc điểm của các hình thức phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương, bài viết đưa ra các khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền. Đây là những khái niệm có tính học thuật và thực tiễn cao có thể vận dụng trong quá trình phân cấp quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.





    1. Ý nghĩa vấn đề


    Nếu vấn đề nhà nước là trung tâm của đấu tranh chính trị thì vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước là trung tâm của các vấn đề nhà nước. Có hai vấn đề tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước: tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở trung ương và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo lãnh thổ. Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo lãnh thổ, tức là tìm lời giải cho câu hỏi làm thế nào để giải quyết mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, trong đó câu hỏi được đặt ra là “tập trung để trị”(1) hay “chia để trị”, và “tập trung” như thế nào, “chia” như thế nào. Vấn đề này không đơn giản, đã và đang luôn làm đau đầu mọi nhà quân chủ cho đến các nhà chính trị thời đại dân chủ, cũng như mọi vấn đề liên quan đến tổ chức quyền lực nhà nước đều không đơn giản.
    Lời giải đáp bề ngoài cho câu hỏi này nhìn từ góc độ hình thức cấu trúc của nhà nước, là




    * ĐT: 84-4-37547512.
    E-mail: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="c6a5aeafa8a8f7fff3f186bfa7aea9a9e8a5a9ab">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    (1) Những chữ in đậm, nghiêng hay để trong ngoặc “ .” của bài này là do tác giả nhấn mạnh.







































































    214

    cách tổ chức thành nhà nước đơn nhất, liên bang, liên minh, hợp bang, tùy theo đặc điểm mỗi quốc gia. Nhưng lời giải đáp bên trong phức tạp hơn. Bởi cùng một hình thức cấu trúc của nhà nước như đơn nhất hay liên bang lại có thể là các hình thức chính thể quân chủ hoặc cộng hòa với nhiều biến dạng cụ thể mà các biến dạng đó lại khác nhau xa về tính dân chủ.
    Nhà nước quân chủ không phải lúc nào cũng mất dân chủ như các nhà nước quân chủ lập hiến hiện đại như Anh, Thụy Điển, Nhật Bản Bên cạnh đó, nhà nước cộng hòa không phải lúc nào cũng có dân chủ như các nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô (chỉ dân chủ với số ít chủ nô), các nước cộng hòa phát xít Vì vậy, xét về tính dân chủ trong cách cai trị của các quốc gia thì yếu tố quan trọng nhất là chế độ chính trị hiểu với nghĩa là phương pháp cai trị dân chủ hay phản dân chủ. Phương pháp cai trị này thể hiện rõ nhất trong quan điểm “tập trung để trị” hay “chia để trị” xét theo vấn đề tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo lãnh thổ. Nhưng ngay cùng một phương pháp cai trị dân chủ trong thời kỳ hiện đại thì mức độ dân chủ trong mỗi quốc gia cũng khác nhau, như hiện nay hầu hết các quốc gia đều đi theo con đường






    cai trị dân chủ, nhưng không thể nói mức độ dân chủ trong các quốc gia đều giống nhau. Mặt khác, ngay trong mỗi quốc gia ở vào các giai đoạn khác nhau của cách cai trị dân chủ thì mức độ dân chủ của cách cai trị dân chủ chung đó cũng không giống nhau.
    Lời giải đáp cụ thể mang tính khoa học cho câu hỏi này là trong các nước ngoài, trước hết là các nước tư sản, khoa học luật hành chính đưa ra ba nguyên tắc chủ yếu làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là: tập quyền, tản quyền và phân quyền. Lý thuyết về các nguyên tắc đó bắt nguồn từ Pháp. Hiện nay, thường thấy sự áp dụng kết hợp các nguyên tắc, và từng nguyên tắc cũng được thể hiện dưới những hình thức khác nhau ở mỗi nước. Tính đa dạng đó thể hiện đặc biệt trong chính sách phi tập trung hoá quản lý nhà nước theo lãnh thổ đã và đang diễn ra ở xấp xỉ hơn 80% trong số 116 nước đang phát triển. Trong các nước xã hội chủ nghĩa (dưới đây: XHCN) cũ (Liên Xô, Trung quốc, Việt Nam) nguyên tắc tổ chức quản lý theo lãnh thổ cũng như nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung được gọi là nguyên tắc tập trung dân chủ, với những hình thức thể hiện đa dạng, chủ yếu qua các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật của quản lý nhà nước như trong sách báo vẫn gọi. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể ba nguyên tắc đó.




    2. Khái niệm tập quyền




    2.1. nghĩa khái niệm


    Theo tiếng Anh và tiếng Pháp, tập quyền là “centralization”. Tập quyền là nguyên tắc tổ chức chính quyền nhà nước có nội dung là sự tập trung mọi quyền lực vào tay các cơ quan trung ương. Các cơ quan này nắm trong tay quyền quyết định mọi vấn đề từ trung ương đến địa phương. Cơ quan trung ương điều khiển, kiểm soát mọi hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương, nên các cơ quan chính quyền địa phương không có quyền sáng tạo, chỉ tuân thủ, phục tùng mọi quyết định từ cấp trên đưa xuống. Trong trường hợp áp dụng một cách

    triệt để nguyên tắc tập quyền, chỉ có chính quyền trung ương mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tư cách pháp nhân, nghĩa là chỉ có chính quyền trung ương mới có ngân sách riêng, có năng lực pháp lý để kiện tụng.
    Việc áp dụng nguyên tắc tập quyền trong tổ chức quản lý nhà nước có những ưu điểm và hạn chế chủ yếu sau:
    Ưu điểm:
    - Bộ máy hành chính trung ương tập trung mọi quyền lực trong tay, đại diện và bênh vực cho quyền lợi chung của quốc gia, không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi địa phương, không có bè phái, không có mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương;
    - Phối hợp được hoạt động của các địa phương ở tầm chiến lược, dung hoà quyền lợi trái ngược giữa các địa phương với nhau;
    - Pháp luật và do đó quản lý nhà nước được thực hiện thống nhất trên toàn quốc;
    - Có đầy đủ phương tiện hoạt động hơn các
    địa phương về mặt tài chính, kỹ thuật và nhân lực;
    - Thích hợp để bảo vệ quyền lợi tối cao của tổ quốc và tránh được các xung đột quyền lợi giữa các địa phương trong những tình huống đặc biệt (chiến tranh, khủng hoảng .).
    Hạn chế:
    - Do xa địa phương, nên các cơ quan trung ương không lưu ý đến và ít hiểu biết đặc điểm của mỗi địa phương, không nắm bắt kịp thời tinh hình, tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân địa phương, vì thế một số chính sách của trung ương ban hành hoặc không khả thi ở địa phương hoặc không được dân địa phương ủng hộ;
    - Do phải quản lý nhiều công việc nên bộ máy hành chính trung ương cồng kềnh, nhiều tầng, nấc và bận rộn, quá tải. Các cơ quan hành chính trung ương không thể theo dõi và giải quyết kịp thời mọi vấn đề của địa phương, làm thiệt hại đến quyền lợi của địa phương và do đó cả quyền lợi của trung ương;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...