Luận Văn Khái niệm- sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm- sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử



    Phần I
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sau đại hội toàn quốc lần thứ VIII, tiếp tục thực hiện đường lối được đề ra từ đại hội VI của đảng, giờ đây chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới-thời kỳ "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ", định hướng phát triển nhằm mục tiêu" xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở hiện đại,cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
    Không phải ngẫu nhiên việc nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới xã hội chủ nghiã mà chúng ta đã và đang tiến hành hôm nay, việc nghiên cứu này trong thực tế không những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa nó là công cụ, là phương tiện để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Để chứng tỏ được hình thái kinh tế xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở việt nam, nó được khẳng định qua hai bước chính :
    Thứ nhất, hình thái đó được thể hiện chính qua học thuyết về hình thái kinh tế xã hội.
    Thứ hai, nó được vận dụng vào hình thái kinh tế xã hội để phân tích rõ hơn về sự nghiệp hiện đại hoá và công nghiệp hoá ở việt nam qua con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
    Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý chân tình của các bạn cũng như của các thầy cô để cho bài tiểu luận của em được hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn

    Phần II
    I. KHÁI NIỆM- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ

    1. Khái niệm hình thái kinh tế xã hội
    Là một phạm trù chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với 1 kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực luượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
    2. Sự phát triển và mối liên hệ của hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử.
    Xã hội phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển là một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Các hình thái kinh tế xã hội vận động , phát triển do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển. Trong quá trình sản xuất, con người có những quan hệ với nhau, đó là những quan hệ sản xuất- những quan hệ sản xuất đó do tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy định- đến lượt nó, quan hệ sản xuất lại quy định các quan hệ xã hội khác như : chính trị, luật pháp, dạo đức, khi lực lượng sản xuất phát triển đã có những thay đổi về chất, mâu thuẩn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có, dẫn đến đòi hỏi khách quan thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cải cách xã hội. Quan hệ sản xuất thay đổi thì toàn bộ các quan hệ xã hội khác cũng thay đổi. Vậy ta có thể thấy rằng phương thức sản xuất thay đổi các quan hệ xã hội về chính trị, tinh thần củng thay đổi, dẫn đến sự thay đổi của hình thái kinh tế xã hội. Như lênin viết :"chỉ có đem những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên".
    Theo học thuyết về hình thái xã hội thì sự tồn tại của xã hội phải dựa trên sự sản xuất vật chất. Bởi vì sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với đời sống của con người. Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự sinh tồn của xã hội, nó bảo đảm những nhu cầu cần thiết cho mọi sự sinh hoạt của con người có thể tồn tại được. Sản xuất vật chất còn là cơ sở để hình thành tất cả các quan hệ xã hội, nó là cơ sở cho sự tiến bộ của xã hội, đồng thời sản xuất vật chất là quá trình con người sản xuất công cụ lao động tác động vào tự nhiên để đem lại của cải vật chất cho đời sống xã hội. Các nhà triết học và xã hội học duy tâm giải thích nguyên nhân, động lực phát triển của xã hội từ ý thức tư tưởng của con người hay một lực lượng siêu nhiên nào đó. Ngày nay, nhiều nhà xã hội học tư sản giải thích sự phát triển của xã hội theo quan điểm kỹ thuật, đồng thời , họ cũng khẳng định con người phải sản xuất ra của cải vật chất, đó là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội, xã hội không thể thoã mãn nhu cầu của mình bằng những cái đã có sẵn trong tự nhiên, để duy trì và nâng cao đời sống của mình. Con người phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất, nếu không có sản xuất thì xã hội sẽ diệt vong, sản xuất của cải vật chất chính là điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng nghàn năm trước đây người ta vẫn tiến hành từng ngày từng giờ để duy trì cuộc sống con người. Nó là cơ sở để hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác, là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Sản xuất không phải lúc nào cũng ở trình độ như cũ mà nói chung là không ngừng tiến lên từ thấp đến cao. Mỗi khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cách thức sản suất của con người thay đổi kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động nâng cao thì quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất có sự biến đổi và mọi mặt của đời sống xã hội có sự thay đổi theo.
    Ở hình thái kinh tế xã hội, có các điều kiện khách quan, nó là những yếu tố tác động lớn đến hình thái của từng xã hội. đó là môi trường tự nhiên, cung cấp cho con người nguồn tư liệu sinh hoạt tư liệu lao động thiên nhiên phong phú, nó còn có thể gây khó khăn hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong quá trình sản xuất, từ đó nó ảnh hưởng tới năng xuất lao động. Ngoài ra, nó còn quy định việc hình thành vùng và ngành sản xuất, phân công lao động và phân bố lực lượng sản xuất, hoàn cảnh địa lý là điều kiện thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất vật chất. Bên cạnh đó, dân số cũng là điều kiện ảnh hưởng đến nguồn lao động, sức sản xuất, phân công ngành nghề. Mật độ dân số quá đông dẫn đến đối tượng lao động thiếu, nhân lực thừa thì khó có thể phát triển được kinh tế, sản xuất không phát triển được. Nếu mật độ dân cư quá thưa thớt thì sản xuất không phát triển được, làm ra sản phẩm ít, không trao đổi với nhau được, không kích thích được sản xuất.
     
Đang tải...