Chuyên Đề Khái niệm Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
    1.1.1. Quản lý nhà nước
    Tư tưởng về xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân là điểm cơ bản nhất để phân biệt sự khác nhau giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các hình thức nhà nước khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm: tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một con Rồng, cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải ghé vai gánh vác. Là công cụ quyền lực của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, nhà nước có trách nhiệm quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, thông qua hệ thống thiết chế tổ chức, những quy định mang tính nhà nước và pháp quyền nhà nước quản lý xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực tôn giáo) nhằm làm cho xã hội tồn tại trong trật tự và ổn định. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện Đảng cầm quyền, toàn bộ tổ chức và hoạt động của Đảng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
    Quản lý nhà nước bao gồm hệ thống tập hợp các văn bản pháp luật nhà nước với những thiết chế bộ máy được phân công theo từng chức năng. Mức độ và hiệu quả thực hiện chức năng này rất khác nhau trong các nhà nước khác nhau cũng như ở các giai đoạn phát triển khác nhau của chính nhà nước đó.
    Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính nhà nước (hay nói khác đi là quyền lực công, công quyền) nhằm tổ chức và điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khái niệm này, có hai điều cần lưu ý:
    - Chủ thể quản lý là gì? Là người hay là cơ quan làm nảy sinh các tác động quản lý (Trưởng Ban tôn giáo tỉnh: cá nhân; Ban Tôn giáo tỉnh: cơ quan). Các tác động quản lý gồm điều kiện hướng dẫn, chỉ huy.
    - Khách thể quản lý là gì? Là các quá trình xã hội và hoạt động của con người do con người tạo ra và chịu trách nhiệm với nó trước pháp luật. Tuy nhiên, trong khái niệm quản lý nhà nước nói chung, còn có nhiều khái niệm khác.
    Cũng có thể hiểu quản lý nhà nước là quản lý thực hiện bằng các cơ quan nhà nước các cấp đối với quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần . nhằm huy động sức mạnh của cả xã hội để đạt được mục tiêu của chủ thể quản lý ở cấp đó đặt ra. Hiểu sâu khái niệm này có nhiều khía cạnh liên quan, có những vấn đề cần lưu tâm:
    + Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nảy sinh khi con người hoạt động và sinh hoạt tập thể nhằm kiểm soát, điều khiển khách thể quản lý để thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý và cộng đồng đặt ra.
    + Thực chất hoạt động của quản lý là xử lý mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý cũng như mối quan hệ qua lại cấu thành khách thể quản lý.
    + Quản lý là hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi phải có trình độ, có năng lực tương xứng để thực hành chức trách quản lý; để xử lý đúng đắn các ý kiến khác; để đưa ra các quyết định đúng đắn, đúng lúc, để quy tụ sức mạnh cộng đồng.
    1.1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
    Khái niệm quản lý nhà nước đối với tôn giáo:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...