Chuyên Đề Khái niệm, phân loại hiệu quả và các quan điểm đánh giá dự án đầu tư (50 trang)

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ VÀ CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    1. Khái niệm

    Hiệu quả của dự án đầu tư là đánh giá toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án. Hiệu quả của dự án được đặc trưng bằng 2 nhóm chỉ tiêu:
    - Định tính: thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được.

    - Định lượng: thể hiện quan hệ giữa lợi ích và chi phí của dự án.

    2. Phân loại hiệu quả dự án đầu tư về mặt định tính

    - Theo lĩnh vực hoạt động xã hội:
    + hiệu quả kinh tế (khả năng sinh lời);
    + hiệu quả kỹ thuật (nâng cao trình độ và đẩy mạnh tốc độ phát triển khoa
    học kỹ thuật);
    + hiệu quả kinh tế - xã hội (mức tăng thu cho ngân sách của nhà nước do dự án đem lại, tăng thu nhập cho người lao động nâng cao phúc lợi công cộng, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trường);
    + hiệu quả quốc phòng.
    - Theo quan điểm lợi ích: hiệu quả có thể là của doanh nghiệp, của nhà nước hay là của cộng đồng.

    - Theo phạm vi tác dụng: bao gồm hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn cục; hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài, hiệu quả trực tiếp nhận được từ dự án và hiệu quả gián tiếp kéo theo nhận được từ các lĩnh vực lân cận của dự án vào dự án đang xét tạo ra.

    3. Phân loại hiệu quả về mặt định lượng

    - Theo cách tính toán:
    + Theo số tuyệt đối (ví dụ tổng sổ lợi nhuận thu được, hiệu số thu chi, giá trị sản lượng hàng hoá gia tăng, gia tăng thu nhập quốc dân, giảm số người thất nghiệp v v.)
    + Theo số tương đối (ví dụ tỷ suất lợi nhuận tính cho một đồng vốn đầu tư, tỷ số thu chi, số giường bệnh tính cho một đơn vị vốn đầu tư.)

    - Theo thời gian tính toán: hiệu quả có thể tính cho một một đơn vị thời gian
    (thường là một năm), hoặc cho cả đời dự án. Theo thời điểm tính toán hiệu


    quả phân thành hiệu quả thời điểm hiện tại, tương lai và hiệu quả thường niên.

    - Theo độ lớn của hiệu quả: hiệu quả có thể coi là đạt (hay là đáng giá) và hiệu quả không đạt (hay là không đáng giá) khi so sánh với hiệu quả tiêu chuẩn.

    Phương án được chọn phải đảm bảo vừa là phương án đáng giá vừa phải bảo
    đảm hiệu quả lớn nhất. Do vậy khi lựa chọn phương án theo thứ tự:

    - hiệu quả tính theo số tuyệt đối - lớn nhất,
    - hiệu quả tính theo số tương đối - phương án đáng giá. II. CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    Các dự án đầu tư luôn luôn phải được đánh giá theo các góc độ:

    - lợi ích của chủ đầu tư;

    - lợi ích của quốc gia;

    - lợi ích của dân cư địa phương nơi đặt dự án đầu tư.

    1. Quan điểm của chủ đầu tư

    Khi đánh giá dự án đầu tư, các chủ đầu tư lẽ dĩ nhiên phải xuất phát trước hết từ lợi ích trực tiếp của họ, tuy nhiên các lơi ích này phải nằm trong khuôn khổ lợi ích chung của quốc gia. Các tổ chức tài trợ cho các dự án đầu tư cũng xuất phát trước hết từ lợi ích của chính họ có tính đến lợi ích chung và các hạn chế của pháp luật.

    2. Quan điểm của nhà nước

    Khi đánh giá các dự án đầu tư. Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích tổng thể của quốc gia và xã hội, kết hợp hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, xã hội và các doanh nghiệp; kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn, bảo đảm tăng cường vị trí của đất nước và dân tộc trên trường quốc tế Nhà nước phải xem xét các dự án đầu tư trên quan điểm vĩ mô toàn diện theo các mặt: kỹ thuật, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

    3. Quan điểm của địa phương

    Khi đánh giá các dự án đầu tư, chính quyền địa phương phải xuất phát từ lợi ích của chính địa phương nơi đặt dự án. Tuy nhiên lợi ích này phải nằm trong khuôn khổ lợi ích chung của quốc gia, kết hợp hài hoà lợi ích Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.

    B. GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN

    I. Khái niệm về giá trị của tiền tệ theo thời gian

    Mọi dự án đầu tư đều liên quan đến chi phí và lợi ích. Hơn nữa các chi phí và lợi ích đó lại xảy ra những mốc thời gian khác nhau, do đó phải xét đến vấn đề giá trị của tiền tệ theo thời gian.


    Sự thay đổi số lượng tiền sau một thời đoạn nào đấy biểu hiện giá trị theo thời gian của đồng tiền và được biểu thị thông qua lãi tức với mức lãi suất nào đó.

    II. Tính toán lãi tức

    Lãi tức là biểu hiện giá trị gia tăng theo thời gian của tiền tệ xác định bằng hiệu số tổng vốn tích luỹ được (kể cả vốn gốc và lãi) và số vốn gốc ban đầu,

    (Lãi tức) = (Tổng vốn tích lũy) - (Vốn đầu tư ban đầu)

    Có hai loại lãi tức lãi tức đơn và lãi tức ghép.

    1. Lãi tức đơn

    Lãi tức đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính đến lãi tức sinh thêm của các khoản lãi các thời đoạn trước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...