Tài liệu Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam










    Tóm tắt. Bài viết phân tích khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam, trên cơ sở này, tác giả cho rằng, pháp chế xã hội chủ nghĩa không chỉ là nguyên tắc Hiến định, mà còn là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong Luật hình sự nước ta.





    1. Khái niệm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
    nghĩa trong luật hình sự Việt Nam


    Dưới góc độ chung nhất, nguyên tắc của mỗi ngành luật là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng của ngành luật đó. Nội dung của các nguyên tắc trong mỗi ngành luật bất kỳ trong hệ thống pháp luật phụ thuộc vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Do đó, nếu đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam là những quan hệ xã hội phát sinh giữa hai chủ thể quan trọng và có quyền, nghĩa vụ nhất định là Nhà nước và người phạm tội, thì nguyên tắc của luật hình sự phải bảo đảm quyền lợi của Nhà nước và phản ánh bản chất của chế độ, cũng như bảo đảm quyền lợi của người phạm tội. Nói một cách khác, cần phải bảo đảm lợi ích - “ . giữa một bên là chế độ Nhà nước, chế độ xã hội, trật tự pháp luật, tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân với một bên là kẻ đã xâm hại chúng .” [1].










































































    Để có thể làm sáng tỏ khái niệm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN), trước hết cần làm rõ khái niệm nguyên tắc.
    Thuật ngữ “nguyên tắc” bắt nguồn từ tiếng La tinh là “principium” có ba nghĩa: 1) Luận điểm cơ bản, luận điểm gốc của học thuyết nào đó; tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động; 2) Niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi; 3) Nguyên lý cấu trúc và hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó. Còn nguyên tắc, theo các Từ điển Tiếng Việt, được hiểu là “quy tắc chung” [2] hay là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loại việc làm” [3]. Trong khi đó, theo GS. TSKH. Lê Văn Cảm khái niệm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự (một nguyên tắc - tác giả) được hiểu “là tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản được thể hiện trong pháp luật hình sự, cũng như trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự thông qua một hay nhiều quy phạm hoặc chế định của nó” [4]; hay các nguyên tắc của luật hình sự cũng có thể được hiểu “là những tư tưởng chỉ đạo và các định hướng đường lối cho toàn bộ quá trình quy định tội






    phạm và hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử. Các nguyên tắc đó phản ánh nhu cầu khách quan và các đòi hỏi chủ quan của quá trình đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong từng giai đoạn cụ thể” [1].
    Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là pháp chế XHCN. Về nội dung này, trước đây, trong các tác phẩm của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập pháp chế. C. Mác và Ph.Ăngghen đã coi pháp chế như là sự tuân thủ luật của những người tham gia các quan hệ xã hội. V.I. Lênin sau đó đã cụ thể hóa quan điểm trên của C. Mác và Ph. Ăngghen, chỉ ra bản chất, ý nghĩa, tính tất yếu khách quan phải tăng cường pháp chế XHCN, các nguyên tắc, phương pháp và hình thức bảo đảm pháp chế XHCN. Tư tưởng về pháp chế XHCN của
    V.I. Lênin đã được thể hiện rõ ràng trong Sắc lệnh tháng Mười do Người trực tiếp soạn thảo, theo đó, phải tuân theo từng ly, từng tý những luật lệ và mệnh lệnh của chính quyền Xô viết và đôn đốc mọi người tuân theo, điều quan trọng không chỉ là ở chỗ các đạo luật đựợc ban hành đáp ứng sự phát triển của xã hội và các đòi hỏi của quần chúng nhân dân lao động, mà điều chủ yếu hơn là đưa các đạo luật vào cuộc sống, làm cho nó được tuân thủ một cách chính xác, triệt để. Tư tưởng về pháp chế XHCN, về sau, đã được tiếp thu chọn lọc và vận dụng vào trong pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
    Còn trong Từ điển Tiếng Việt, hiểu một cách đơn giản, pháp chế là: “1) Chế độ trong đó đời sống và hoạt động xã hội được bảo đảm bằng pháp luật; 2) Hệ thống luật lệ của Nhà nước, nói chung, hoặc hệ thống luật lệ áp dụng trong một ngành nhất định” [3] và pháp luật là “tổng hợp các quy tắc xử sự có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế” [3].
    Pháp chế và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó, pháp chế và pháp luật là hai phạm trù rất gần nhau, nhưng không phải là hai khái niệm đồng nhất. Nếu pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành luật, xuất phát từ nhu cầu và điều kiện xã hội

    thực tại của giai cấp đó, thì pháp chế là việc đưa ý chí đó vào cuộc sống, trở thành hiện thực và tạo ra được sức mạnh vật chất. Pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế; và ngược lại, pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và phù hợp để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội nảy sinh trong thực tiễn. Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế còn thể hiện ở chỗ - nếu có pháp luật mà không có pháp chế, thì pháp luật sẽ không đi vào được cuộc sống. Ngược lại, nếu chỉ có pháp chế nhưng không có hệ thống pháp luật đầy đủ, thì pháp chế cũng sẽ mất đi ý nghĩa vốn có của mình. Cho nên, pháp luật chính là điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại của pháp chế. Đến lượt mình, pháp chế nói chung, pháp chế XHCN nói riêng lại tồn tại với tư cách là một trong các thành tố thiết yếu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
    Pháp chế XHCN cũng có mối quan hệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...