Tiểu Luận Khái niệm nhiệt độ

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Khái niệm nhiệt độ​
    Information

    Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Văn Khiêm đã tạo điều
    kiện, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành tốt đề
    tài.
    Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô Trịnh Thị Mai – Giảng viên
    môn Vật lí Khoa khoa học tự nhiên trong quá trình giảng dạy đã giúp tôi có
    những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho tôi khi nghiên cứu đề tài.
    Cảm ơn sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ về tài liệu, tinh thần, luôn động viên,
    khích lệ của các bạn sinh viên lớp K1 ĐHSP Lí – Hóa đã tạo môi trường tốt cho
    tôi vừa học tập, vừa nghiên cứu đề tài.
    Chúc thầy cô và các bạn mạnh khỏe, công tác tốt.


    A. Mở đầu Trang
    1. Lí do chọn đề tài 4
    2. Mục đích nghiên cứu . 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . .4
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . ., 4
    5. Phương pháp nghiên cứu . 4
    B. Nội dung
    Phần 1: lịch sử phát triển của khái niệm nhiệt độ . 6
    1.1. Cấp 1 . .6
    1.2. Cấp 2, cấp 3 . .7
    1.2.1. Nhiệt độ là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ chuyển động hỗn loạn
    phân tử của các
    vật . .7
    1.2.2. Nhiệt độ là hàm của trạng thái . 9
    1.3. Đại học . 10
    1.3.1.Vật lí đại cương . .1 0
    1.3.2.Vật lí thống kê . .12
    Phần 2: ứng dụng của khái niệm nhiệt độ trong chương trình vật lí phổ thông .16
    C. Kết luận 20
    A. Mở đầu
    Khái niệm nhiệt độ

    1. Lí do chọn đề tài
    Nhiệt độ là một khái niệm phổ biến, được sử dụng xuyên suốt các cấp học từ
    phổ thông đến đại học. ở mỗi cấp học đều đưa ra khái niệm nhiệt độ với những
    cách tiếp cận khác nhau, dưới những khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy, khái niệm
    nhiệt độ được hiểu một cách rất nôm na và chung chung. Và để có một cái nhìn
    tổng quát về khái niệm này thì cần xem xét sự phát triển tường minh của nó qua
    các cấp học, từ khái niệm chỉ mang tính chất định tính dần dần được định lượng và
    tổng quát hoá. Việc nghiên cứu khái niệm nhiệt độ giúp cho chúng ta có một cái
    nhìn khái quát, nắm được bản chất của nó sẽ giúp ích cho chúng ta truyền đạt kiến
    thức đến học sinh một cách tường minh.
    Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài :"Khái niệm nhiệt độ" làm đề tài nghiên
    cứu của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu khái niệm nhiệt độ.
    - ứng dụng vào bài soạn "Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên".
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu sự phát triển khái niệm nhiệt độ qua các cấp học
    - ứng dụng soạn bài: "Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên".
    4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Khái niệm nhiệt độ
    4.2. Khách thể nghiên cứu
    Sách giáo trình và các tài liệu liên quan.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là chủ yếu. Nghiên cứu sách giáo trình, sách
    tham khảo, các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.Khái niệm nhiệt độ
    - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, giáo viên bộ môn, giáo viên giảng
    dạy vật lớp phổ thông.
    - Tổng kết kinh nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...