Chuyên Đề Khái niệm nguồn nhân lực (Human resource-HR) [Tham khảo làm luận văn, khóa luận, tiểu luận]

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những thời kỳ mà nền kinh tế tự nhiên còn phổ biến, thì sự phát triển của các nền kinh tế quốc gia trên thế giới chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ công, do đó nước nào giàu tài nguyên hoặc có nhiều lao động, thì nước đó có lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Trong thời đại bùng nổ của cách mạng KH - CN, tình hình đã thay đổi: nước giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào chưa hẳn đã có lợi thế trong phát triển hơn các nước nghèo tài nguyên hoặc khan hiếm lao động giản đơn. Trên thực tế, chẳng hạn, Singapo, với dân số chỉ có trên 3 triệu người, tài nguyên không có gì đặc biệt, đã nổi lên như một nền kinh tế có mức độ cạnh tranh cao nhất thế giới (qua nhiều cuộc bình chọn trong những năm gần đây). Để có được kết quả như vậy, trong một hướng đi của họ là đào tạo một nguồn nhân lực tốt. Ngay từ cuối năm 1998, Uỷ ban cạnh tranh của họ (CSC) đã công bố chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong một thập kỷ với mục tiêu là “trí thức hóa” lực lượng lao động. Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc là những nước nghèo về tài nguyên, nhưng họ lại là những nước đạt tốc độ phát triển kinh tế cao liên tục trong nhiều thập kỷ, nên chỉ trong một thời gian ngắn đã biến đất nước họ trở thành các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong phát triển kinh tế của các quốc gia đó chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ở các nước phát triển cao người ta đã tính toán được rằng trong giá trị của những sản phẩm cao cấp thì hàm luợng chất xám chiếm 70%, năng lượng 10%, nguyên liệu 10%, thao tác vật chất chỉ chiếm 5,6%. Trong thời đại ngày nay, những quan niệm về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực trong phát triển liên tục thay đổi. Nếu như trước đây, người ta nhìn nhận vai trò của nguồn nhân lực chỉ đơn thuần là phương tiện, là một nguồn lực cho phát triển giống như mọi nguồn lực vật chất khác, thì ngày nay, sự nhận thức trên hoàn toàn khác. Con người, nguồn nhân lực không chỉ là động lực chủ yếu mà còn là mục tiêu của sự phát triển, với phương châm phát triển vì con người. Trí tuệ con người ngày càng được đề cao, vì nó là nguồn lực to lớn và mạnh mẽ nhất cho tiến bộ và phát triển xã hội. Theo Alvin Toffler, mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ riêng có trí tuệ là vô tận, bởi "tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”. Trái lại, NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao, nếu biết khai thác và bồi dưỡng hợp lý thì càng phát triển và có khả năng tái sinh nhanh. Chính vì lẽ đó, NNL đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, và từ đó người ta cũng tìm ra các phương cách khác nhau để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

    Có quan điểm cho rằng: Thông thường những nguồn lực làm cơ sở cho chiến lược phát triển của một nước có thể là nguồn lực tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, có thể là cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra trong các giai đoạn trước đó, có thể là nguồn lực ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường, cũng có thể là nguồn nhân lực, . lịch sử cho thấy, NNL là nguồn lực lâu bền nhất trong sự phát triển của mọi quốc gia từ trước đến nay cho dù có những nguồn lực khác mà không có những con người tương xứng, đủ khả năng khai thác những nguồn lực đó, đủ trình độ nắm bắt và làm chủ kỹ thuật công nghệ hiện đại và nếu không có một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho con người hoạt động, thì khó có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.

    Theo giáo trình kinh tế lao động, thì: nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ ) là ở chỗ: trong quá trình vận động, NNL chịu tác động của yếu tố tự nhiên (sinh, chết ) và yếu tố xã hội (việc làm, thất nghiệp .). Chính vì vậy, NNL là một khái niệm khá phức tạp, được nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau. Nguồn nhân lực còn được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Cách hiểu này muốn chỉ rõ nguồn gốc tạo ra nguồn lực con người, nghiêng về sự biến động tự nhiên của dân số và ảnh hưởng của nó tới sự biến động NNL. Nguồn nhân lực còn được hiểu như một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động. Cách hiểu này cụ thể hơn và có thể lượng hóa được, đó là năng lực lao động của xã hội, bao gồm những người có khả năng lao động, tức là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong NNL.

    Trong lý luận về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Ở đây, con người được xem xét từ góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội.

    Theo Thuyết lao động xã hội thì nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...