Tài liệu Khái niệm Lụa - Lịch sử ra đời của Lụa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD=align: left]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Khái niệm Lụa - Lịch sử ra đời của Lụa


    trong quá trình hình thành và phát triển chung thì mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc thù và riêng biệt. Chính những nét tinh tế này đã góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú và sinh động. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng văn minh, hiện đại, nhu cầu hưởng thụ cái đẹp ngày càng cao,quan niệm “ăn chắc, mặc bền” đã được thay bằng “ăn ngon, mặc đẹp”. Cùng với các quốc gia trên thế giới Việt Nam cũng có rất nhiều mặt hàng thời trang được ưa chuộng, trong đó vải Lụa là một ví dụ điển hình. Với mong muốn tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình về vải lụa mà em quyết định chọn đề tài này. Dưới đây là phần nội dung cụ thể.
    Khái niệm Lụa - Lịch sử ra đời của Lụa
    Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm, lấy tơ xe sợi dệt thành lụa. Đây là một nghề có từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lụa đã từng là thứ đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Lụa đã được vận chuyển từ Trung Quốc và bán cho các nước phương Tây thông qua con đường tơ lụa.
    Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng.
    Tơ tự nhiên được tạo ra bởi một loài sâu bướm chứ không phải tằm dâu. Nó được gọi là tự nhiên vì người ta không thể nuôi loài sâu bướm này như tằm dâu được. Từ rất xưa, nhiều loại lụa tự nhiên đã được dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu mặc dù không nhiều bằng lụa từ tằm dâu. Ngoài khác nhau về màu sắc và kết cấu, lụa tự nhiên còn có một đặc điểm khác nữa là: bướm nở ra trước có thể làm hỏng các kén khác nên những sợi tơ dài tạo nên các kén đó sẽ bị đứt ra thành nhiều sợi ngắn hơn. Khi nuôi tằm dâu, người ta nhúng các nhộng vào nước sôi trước khi bướm hình thành hoặc xâu từng con một bằng kim nên cả kén còn nguyên sẽ được tháo ra thành một sơi dài liên tục. Nhờ vậy mà vải dệt từ loại lụa này sẽ chắc hơn. Lụa tự nhiên cũng khó nhuộm hơn.
    Để tìm hiểu về lịch sử cũng như quá trình phát triển của nghề dệt lụa chúng ta tìm hiểu về nghề dệt lụa của hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Nếu như Trung Quốc được coi là cái nôi của nghề dệt lụa thì Việt Nam ta cũng có làng lụa Vạn Phúc là niềm tự hào.
    Nghề dệt Lụa ở Trung Quốc
    Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, có thể từ rất sớm khoảng năm 6000 TCN nhưng chắc chắn là khoảng năm 3000 TCN là đã có. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng, ở nhiều nơi rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa thì nhiều và nó trở thành một ngành thương nghiệp xuyên quốc gia. Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ đời nhà Đông Chu, cách đây khoảng 2500 năm.
    Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng.
    Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 T.C.N, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 C.N. và người Ấn Độ khoảng năm 300 C.N.
    Nghề dệt lụa ở Việt Nam
    Tục ngữ Việt Nam có câu Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân ý nói cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài và câu Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông để nói về làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề nổi tiếng dệt lụa đẹp với nhiều mẫu hoa văn và lâu đời.
    Làng lụa Hà Đông hay chính là Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.
    Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. Lụa Hà Đông cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
    Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của tướng quân Cao Biền theo chồng sang nước Nam cai trị. Bà ở hành cung ngoài thành Đại La và đi thăm thú các nơi. Đến trang Vạn Bảo,( Nay là làng Vạn Phúc do tên cũ trùng với tên vua nhà Nguyễn nên phải đổi) thấy dân tình hiền hoà, lại có cảnh đẹp bên dòng sông Nhuệ nên bà ở lại, dạy dỗ nhân dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
    Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia . Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước.
    Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m[SUP]2[/SUP] vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng). Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Để hiểu rõ về cách thức dệt nên tấm lụa chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp sản xuất dưới đây.
    Phương pháp sản xuất Lụa
    Để có được một tấm vải lụa mượt mà đẹp như ý là cả một quá trình sản xuất công phu, tỉ mỉ trong từng công đoạn, chỉ một chút sơ xuất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của loại vải sợi cao cấp này. Nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề rất bận rộn, không có thời gian rảnh dỗi, vì vậy ông cha ta đã có câu ca dao “ nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để chỉ nỗi vất vả của những người trồng dâu nuôi tằm, cung cấp nguyên liệu cho nghành dệt lụa.
    Công đoạn đầu tiên là nuôi tằm. Tằm được nuôi cà chăm sóc rất cẩn thận từ khi còn rất nhỏ cho tới khi trưởng thành. Thức ăn của tằm là lá dâu, tuỳ vào độ tuổi của tằm mà chúng ta phải lựa từng loại lá dâu phù hợp, không quá già cũng như không thể quá non. Tằm lớn rất nhanh, khi tằm bước sang giai đoạn ăn dỗi chúng ăn rất nhiều để chuẩn bị cho quá trình nhả tơ.
    Sau đó người ta sẽ đem chúng bỏ vào những khung đan sẵn để chúng nhả tơ và kéo kén. Khi chúng đã nhả hết tơ tạo thành những con kén vàng óng người ta sẽ phân loại chúng để chuẩn bị cho việc kéo sợi.
    Kén được nấu trong nước sôi để loại bỏ chất cerixin, trong xơ chỉ còn lại fibrobin. Người ta sẽ lấy vài sợi tơ chập lại với nhau kéo chúng ra và cho đi qua guồng xe tơ để tạo thành sợi. Và công đoạn cuối cùng là dệt lụa bằng phương pháp dệt thủ công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...