Chuyên Đề Khái niệm, Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của hoạt động công vụ trong pháp luật về cán bộ, công c

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm công vụ Nhà nước:
    Nhà nước là tổ chức công quyền nên phục vụ trong cơ quan và công sở nhà nước là thực hiện công vụ nhà nước.
    Công vụ nhà nước là một phần hay một mặt hoạt động có tính tổ chức, quyền lực – pháp lý của Nhà nước, được phân biệt với các hoạt động khác trong xã hội như sản xuất vật chất, sáng tạo giá trị tinh thần và hoạt động phục vụ trong các tổ chức chính trị - xã hội bởi sự gắn bó chặt chẽ của công vụ nhà nước với quyền lực nhà nước. Hoạt động công vụ nhà nước trước hết là hoạt động quyền lực, tác động đến ý chí của con người, đưa đến cho họ những hành vi có ý thức hoặc đáp ứng những nhu cầu chung của mọi người trong xã hội. Mặt khác hoạt động công vụ do các cán bộ, công chức nhà nước đảm nhiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, không tách rời khỏi cơ cấu, tổ chức của cơ quan đó.
    Chức vụ là bộ phận cơ cấu cơ sở của cơ quan nhà nước, bao gồm hàng loạt vấn đề: xác định các chức vụ, các quy tắc và phương thức tuyển dụng, bổ nhiễm, miễn nhiệm, bãi chức, thuyên chuyển Như vậy, công vụ nhà nước được bắt đầu từ lúc xác lập các chức vụ nhà nước. Hoạt động công vụ nhà nước là một dạng lao động xã hội nhằm quản lý các hoạt động của xã hội theo quy chuẩn pháp lý. Vì vậy, hoạt động công vụ liên quan đến nhiều mặt hoạt động xã hội, và nó đòi hỏi nhiều lĩnh vực khoa học và nghề nghiệp, nhưng nghề nghiệp cơ bản nhất của cán bộ, công chức nhà nước là thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước và các chức năng lập pháp, xét xử, kiểm sát của nhà nước.
    Từ góc độ khoa học pháp lý, pháp luật về công vụ nhà nước là một chế định pháp luật hành chính, xác lập và điều chỉnh quan hệ của nhà nước với cán bộ, công chức nhà nước mà nghề nghiệp của các cán bộ,công chức là thực hiện chức năng khác theo sự ủy nhiệm của nhà nước và thay mặt nhà nước.
    Công vụ nhà nước là công việc hay hoạt động nhà nước mang tính tổ chức quyền lực – pháp lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
    2. Đặc điểm của hoạt động công vụ:
    - Mục đích của công vụ là phục vụ nhân dân và xã hội.
    - Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục đích lợi nhuận.
    - Chủ thể thực thi công vụ là công chức.
    - Hoạt động công vụ không chỉ thuần túy mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước ủy quyền) để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều do công chức nhân danh nhà nước tiến hành.
    - Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà nước và do pháp luật quy định.
    - Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp.
    3. Các nguyên tắc của hoạt động công vụ:
    Các nguyên tắc hoạt động của công vụ nhà nước được xác định bởi nội dung hoạt động công vụ, nghĩa là xác định bởi tính chất của nhà nước.
    Xem xét công vụ nhà nước với cách nhìn là một chế định tổ chức – pháp lý trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước, các nguyên tắc của công vụ nhà nước phải thể hiện được những nguyên tắc chung của tổ chức - hoạt động của nhà nước và những nguyên tắc riêng của công vụ nhà nước. Từ cách tiếp cận này có thể phân định các nguyên tắc của công vụ nhà nước như sau:
    - Công vụ nhà nước thể hiện ý chí và đáp ứng lợi ích của nhân dân và của nhà nước. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, công vụ là phương tiện thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhà nước; cán bộ, công chức nhà nước phải chịu sự kiểm tra của nhân dân và của cơ quan quyền lực nhà nước; cán bộ, công chức thực thi công vụ nhằm mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nước.
    - Công vụ nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện trước hết là các cơ quan nhà nước ở trung ương xác định danh mục các chức vụ trong cơ quan và công sở nhà nước, định ra các phưong thức tuyển chọn, thăng chức, giáng chức và thuyên chuyển cán bộ, công chức, quy định các ngạch bậc công chức và chế độ đãi ngộ chung. Khi quyết định những vấn đề quan trọng đó, các cơ quan trung ương cần tham khảo ý kiến của các cơ quan nhà nước ở địa phương và các tổ chức xã hội. Có phân cấp quản lý cán bộ, công chức rõ ràng, xuất phát từ các nguyên tắc phân biệt chức năng của Đảng và nhà nước, phát huy tính tự chủ, tự quản địa phương, xem trọng ý kiến và dư luận xã hội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...