Chuyên Đề Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để nhận thức đúng bản chất, nội dung cũng như hình thức động giám sát của HĐND cấp tỉnh, trước hết cần làm rõ khái niệm giám sát.
    Trong các công trình nghiên cứu một số tài liệu, thuật ngữ "giám sát" được hiểu theo nhiều cách, từ nhiều góc độ khác nhau:
    - Có quan niệm cho rằng, giám sát là: sự theo dõi, xem xét, làm đúng hoặc sai những điều đã quy định [41, tr.305].
    - Quan niệm khác coi giám sát là việc theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không; là chức quan thời xưa trông nom, coi sóc một loại công việc nhất định [48, tr.389].
    - Có ý kiến chỉ coi giám sát là một nhóm hoặc một tổ chức để theo dõi một việc nào đấy [40, tr.230].
    Với cách tiếp cận mang tính hệ thống, ý kiến khác lại quan niệm: giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo quy chế nhằm đạt được những mục đích, hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh [43, tr.174].
    - Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, khái niệm "giám sát" được giải thích:
    Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội [30, tr.8].
    Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ "giám sát" có khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản: giám sát là việc theo dõi, xem xét và kiểm tra một chủ thể nào đó về một việc làm đã thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đúng những điều đã quy định để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được những mục đích hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm cho các quyết định thực hiện đúng và đầy đủ.
    Với quan niệm trên, giám sát có những đặc trưng sau:
    - Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời được câu hỏi ai (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định, đánh giá về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đã quy định, quyết định.
    - Giám sát bao giờ cũng cần 2 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. Trong đó, giai đoạn thứ nhất là cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả và ngược lại [26, tr.63].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...