Chuyên Đề Khái niệm, đặc điểm, vai trò thể chế hành chính nhà nước (ôn thi cao học hành chính)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Phân biệt các khái niệm về thể chế tư, thể chế Nhà nước, thể chế hành chính Nhà nước.

    * Thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật, Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn xã hội để cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.
    * Thể chế tư là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm của các thực thể ngoài Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi các thực thể để duy trì tính kỷ luật trong tổ chức và hoạt động.
    * Thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật bao gồm hiến pháp, Luật Bộ luật và các văn bản dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý để Bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng hành pháp đối với xã hội để cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.
    * Thể chế Nhà nước:
    - Chủ thể ban hành: Do Nhà nước ban hành (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) mang tính pháp lý, mức độ cưỡng chế cao được đảm bảo bằng hệ thống cưỡng chế đặc biệt. Khuôn khổ quản lý xã hội. Nói chung là phức tạp và đa dạng.
    * Thể chế tư:
    - Chủ thể ban hành : Không phải do Nhà nước ban hành. Mang tính quy phạm, tính cưỡng chế thấp chủ yếu bằng kỷ luật của tổ chức. Khuôn khổ quản lý một tổ chức. Số lượng và đơn giản hơn.
    * Thể chế hành chính nhà nước và thể chế Nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thể chế hành chính nhà nước là một bộ phận của thế chế Nhà nước. Thể chế Nhà nước bao trùm toàn bộ các loại thể chế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thể chế hành chính nhà nước phải mang cái đặc trưng cơ bản của thể chế Nhà nước được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản của thể chế Nhà nước. Tuy có mối liên hệ mật thiết nhưng thể chế hành chính nhà nước có những điểm khác biệt với thể chế Nhà nước.
    Thể chế Nhà nước: giới hạn trong hoạt động chấp hành và điều hành liên quan đến các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Số lượng ít hơn nội dung, kém phức tạp hơn.
    Thể chế Nhà nước: Bao trùm hoạt động quản lý Nhà nước liên quan đến tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Số lượng lớn nội dung phức tạp.

    Cau 2: Vai trò của Thể chế hành chính Nhà nước có trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để thực hiện đúng được vai trò đó, có những vấn đề chính gì cần quan tâm hoàn thiện đối với thể chế hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay?

    + Vai trò của thế chế hành chính nhà nước:

    1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước: hành chính nhà nước có một đặc trưng cơ bản là tính công quyền. Tính công quyền của hành chính nhà nước đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực thi công vụ phải tuân theo pháp luật. Mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền phải nắm vững và sử dụng đúng quyền lực, chức năng, nhiệm vụ được trao. Các vấn đề này được qui định trong thể chế hành chính nhà nước. Do vậy thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước.
    2. Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước:
    Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập theo hiến pháp, luật,các văn bản dưới luật. Hiến pháp, luật các văn bản dưới luật cũng qui định chức năng,nhiệm vụ cho mỗi loại cơ quan, các cơ quan hành chính nhà nước cần có ở trung ương và địa phương mỗi loại quan hệ công tác giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Từ đó có thể thấy rằng thể chế hành chính nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước.
    3. Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực: Trong các yếu tố cấu thành thể chế hành chính nhà nước thể chế có một yếu tố quan trọng là hệ thống văn bản qui định về chế độ công vụ và quy chế công chức. Hệ thống văn bản này qui định việc quản lý của cán bộ côgn chức trong hệ thống hành chính nhà nước trên các nội dung tuyển dụng sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...