Tiểu Luận Khái niệm đặc điểm vai trò kinh tế tri thức và quan điểm của đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa hiện

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm đặc điểm vai trò kinh tế tri thức và quan điểm của đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và giáo dục đào tạo của việt nam

    1 /QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC


    a. Sự hình thành kinh tế tri thức:
    - Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu . nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức họat động.
    - Kinh tế tri thức: Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có định nghĩa của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế đưa ra năm 1995: “Nền kinh tế tri thức là nên kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
    + Định nghĩa trên được hiểu là: Kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội
    + Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học, công nghệ
    + Một ngành kinh tế có thể coi là đã trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị do tri thức tạo ra chiếm tỷ lệ áp đảo ( khoảng 70%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành nào đó. Một nền kinh tế được coi đã trở thành nền kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...