Chuyên Đề Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
    1.1.1. Khái niệm
    Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
    Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra (giá trị gia tăng) trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    Vấn đề cơ bản là phải xác định được giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh, có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế giá trị gia tăng của giai đoạn đó.
    Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra với tổng trị giá hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế:
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Giá trị gia tăng
    [/TD]
    [TD]=
    [/TD]
    [TD]Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra
    [/TD]
    [TD]-
    [/TD]
    [TD]Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [TABLE="align: right"]
    [TR]
    [TD]Số thuế GTGT
    [/TD]
    [TD]=
    [/TD]
    [TD]GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
    [/TD]
    [TD]X
    [/TD]
    [TD]Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm của thuế GTGT.
    1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
    - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở kinh doanh thì đây là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.
    Ví dụ:
    Giá hàng hoá, dịch vụ chưa thuế là: 100
    Thuế suất thuế GTGT là 10% => Thuế GTGT là 10
    Giá người tiêu dùng phải trả là: 100 + 10 = 110 (giá bao gồm cả thuế GTGT).
    Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản thuế này thông qua giá mua của hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, người mua không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua trả. Người bán thực hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN.
    - Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
    Nh­ư vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó. Tổng số thuế người tiêu dùng cuối cùng phải trả bằng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
    Ví dụ:
    Giả sử vải bán trên thị trường được luân chuyển qua các khâu: từ bông kéo thành sợi, sợi dệt thành vải và bán trên thị trường, thuế suất thuế GTGT ở mỗi khâu là 10%, có bảng sau:
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Cơ sở kinh doanh
    [/TD]
    [TD]Giá mua
    [/TD]
    [TD]Giá bán (chưa có thuế GTGT)
    [/TD]
    [TD]Giá trị gia tăng
    [/TD]
    [TD]Số thuế GTGT phải nộp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD](1)
    [/TD]
    [TD](2)
    [/TD]
    [TD](3)
    [/TD]
    [TD](4) = (3) - (2)
    [/TD]
    [TD](5) = (4)*10%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bông
    [/TD]
    [TD]-
    [/TD]
    [TD]1000
    [/TD]
    [TD]1000
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sợi
    [/TD]
    [TD]1000
    [/TD]
    [TD]1500
    [/TD]
    [TD]500
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vải
    [/TD]
    [TD]1500
    [/TD]
    [TD]2300
    [/TD]
    [TD]800
    [/TD]
    [TD]80
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bán trên thị trường
    [/TD]
    [TD]2300
    [/TD]
    [TD]3000
    [/TD]
    [TD]7000
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng cộng
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]3000
    [/TD]
    [TD]300
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Qua bảng trên thấy ở mỗi khâu luân chuyển thì cơ sở kinh doanh đều phải nộp thuế GTGT trên GTGT tương ứng của khâu đó, và tổng số thuế GTGT ở các khâu cộng lại chính bằng số thuế cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu (100 + 50 + 80 + 70 = 300).
    So với thuế doanh thu thấy: thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...