Luận Văn Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG

    Khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương
    Quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng ,hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hoạt động mua bán quốc tế nói riêng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định ,thể hiện dưới một hình thức đó là hợp đồng xuất khẩu hay còn gọi là hợp đồng ngoại thương –là sự thoả thuận giữa thương nhân có trụ sở kinh doanh ở cấc nước khác nhau theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán ) có nghĩa vụ giao hàng chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo hàng có thoả thuận .
    Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương .Tuy vậy, trong mọi hợp đồng mua bán bao giờ cũng cóít nhất hai bên chủ thể là bên bán và bên mua .Các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đều chủ yếu liên quan đến việc mua hàng và trả tiền hàng .Đểxác định một hợp đồng mua bán quốc tế các luật gia thường dựa trên các tiêu chí sau:
    - Sự giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia màởđó các hành vi cấu thành sự chào hàng và sựưng thuận đãđược hoàn thành .
    - Có sự vận chuyển hàng hoá làđối tượng của hợp đồng từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốcc gia khác .
    - Tất cả các hành vi cấu thành sự chào hàng vàưng thuận không được thực hiện trên lãnh thổ cùng một quốc gia .
    - Hợp đồng mua bán có tính quốc tế nếu trụ sở kinh doanh của các bên mua và bên bán được đăng ký tại hai quốc gia khác nhau .
    - Hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nếu trụsởđược giao tại một nước khác với nước mà hàng hoáđóđược tồn trữ hoặc sản xuất ra khi hợp đồng được kí kết .
    2. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương .
    2.1. Về chủthể .
    Chủ thể tham gia hợp đồng là những thương nhân mang quốc tịch khác nhau ,qui chế thương nhân được xác định theo luật của nước thương nhân đó mang quốc tịch thương nhân ,là tổ chức thì quốc tịch của thương nhân được xác định là quốc tịch của nước nơi .
    - Đặt trung tâm quản lý (Pháp ,Đức).
    - Đặt trung tâm hoạt động của tổ chức (Aicập ,Xêri)
    2.2. Vềđối tượng của hợp đồng .
    Là hàng hoá tồn tại thực tế ,có thể di dời được ,xác định phải được phếp giao dịch lưu thông trên thị trường .
    2.3. Vềđồng tiền thanh toán
    Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương ;là ngoại tệđối với ít nhất là một bên tham gia hợp đồng .Các bên có thể thoả thuận đồng tiền thanh toán làđồng tiền của bên bán hoặc bên mua của nước thứ ba bất kỳ .
    2.4. Về pháp luật ứng dụng .
    Nguồn luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ hợp dồng mua bán ngoại thương phức tạp hơn rất nhiều so với các hợp đồng mua bán trong nước bao gồm điều ước quốc tế ,luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế .
    3. Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu .
    Thực tiễn đã chứng minh trong thời đại ngày nay khi trình độ quốc tế hoáđời sống kinh tế ngaỳ càng cao thì nhu cầu hội nhập quốc tế là nhu cầu không thể thiếu được và ngày càng phải được mở rộng .Do đặc điểm vềtự nhiên mỗi quốc gia đều có lợi thế riêng về sản xuất vàđây là tiền đề dẫn tới sự phân công lao động quốc tế ,và nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ,để thực hiện theo kịp sự phát triển của thế giới các quốc gia đều cóý thức về giá trị to lớn việc hội nhập toàn cầu đặc biệt là các quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tếđang ngày càng được phát triển sâu rộng hơn .
    Để quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá diễn ra bình thường ổn định và bảo vệđược quyền lợi của các bên đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý nhất định trong đó các bên xác lập các quyền và nghĩa vụ với nhau đồng thời cũng là cơ sởđể các nước hữu quan thực hiện nhiệm vụ ,quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK hàng hoá .Hợp đồng ngoại thương có vai trò vô cùng to lớn đối với hoạt động trao đổi hàng hoá .Cụ thể là như sau:
    - Hợp đồng ngoại thương là căn cứđể bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra .
    - Hợp đồng ngoại thương là cơ sơ pháp lý ,trung tâm của hoạt đông kinh doanh xuất nhập khẩu đông thời là cơ sởđể các bên ký kết các hợp đồng khác .Hợp đồng vận chuyển ,hợp đồng bảo hiểm ,hợp đồng bảo lãnh
    - Hợp đồng ngoai thương là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: Cơ quan thuế ,Hải quan thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan
    - Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý quy định quyền và nhiệm vụ của các bên trong trao đôỉ hàng hóa



     
Đang tải...