Luận Văn Khái niệm cơ cấu CNH - HĐH

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm cơ cấu CNH - HĐH



    LỜI MỞ ĐẦU

    Sau 15 năm đổi mới, kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam,chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường,chúng ta phải đương đàu với nhiều thử thách gay gắt. Những bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH là vấn đề khó khăn và cấp bách hiện nay.
    Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN .Việc vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ này là đặc biệt quan trọng. Để tạo ra một khối lượng vật chất đủ mạnh trong thời kỳ quá độ trước khi tiến lên xây dựng XHCN thì CNH và HĐH là một công cụ không thể thiếu, không thể tách rời với thời kỳ này.Do vây mà nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: để đất nước không bị tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải đẩy tới một bước CNH-HĐH lả yêu cầu khách quan, cấp thiết trong thời kỳ CNH-HĐH.











    I. LÝ LUẬN
    1/Khái niệm cơ cấu CNH-HĐH

    Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế bao gồm: cơ cấu theo các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đỏi, tiêu dùng.Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân:công nghiệp,xây dựng, năng lượng, dịch vụ Cơ cấu các thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác,kinh té tư bản nhà nước,kinh tế tư bản tư nhân,kinh tế tư nhân. Cơ cấu kinh tế:miền núi,trung du, đồng bằng.
    Nói đến cơ cấu kinh tế là nói đến sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất,giữa cơ sở hạ tàng và kién trúc thượng tàng.Cơ cấu kinh tế phản ánh tổng thể các mói quan hệ chủ yếu về số lượng và vật chất tương đói ổn định các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội vói những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định vào khoảng thời gian nhất định.Cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ,tính chất của một nền kinh tế.
    CNH-HĐH là biện pháp cốt lõi của bát cứ hình thái kinh tế xã hội nào để biến một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại.Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, CNH-HĐH là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH và một cơ cấu kinh tế hợp lý tương ứng với trình độ đạt được của cơ sở vật chất kyx thuật đó.Trong điều kiện hiện nay, CNH phải gắn liền vói HĐH vì sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay làm cho việc HĐH lục lượng sản xuất trở nên cấp bách và quan hệ sản xuất cũng luôn luôn thay đổi để phù hợp với tính chất và lưc lượng sản xuất.Như mục tiêu CNH-HĐH nghị quyết VIII đã ghi: “ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
    2.Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là tất yếu khách quan của quá trình CNH-HĐH
    Quá trình CNH-HĐH bao gồm 2 nội dung chủ yếu:
    Thứ nhất: Đó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho XHCN tức là xây dựng yếu tố vật chất(tư liệu sản xuất) của lực lượng sản xuất.Nhiêm vụ của quá trình này là chuyển từ lao đọng thủ công phổ biến lên lao động cơ khí hiện đại
    Thứ hai:Là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý-lả cơ cấu phủ hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong những thời kỳ nhất định .Sự phất triển của mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là tất yếu khách quan,không thể xác lập một cách chủ quan duy ý chí.
    Cơ cấu kinh tế còn mang tính lịch sử xã hội nhất dịnh .Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thì cơ cấu cũng phát triển theo.Cơ cấu kinh tế có thể kìm hãm sự phát triển của lưc lượng sản xuất khi nó vượy quá xa hoặc không theo kịp vói trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
    3.Ý nghĩa, vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH
    Cơ cấu kinh tế của các nước trong quá trình CNH-HĐH mặc dù có sự lựa chọn mô hình,bươcs đi khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung trong chuyển đổi cơ cấu là tăng cường vai trò tăng tỉ trọng của công nghiệp và giảm tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP.Sự thay đổi cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến qui mô tăng trưởng của nền kinh tế,tạo ra tiền đề vật chất cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
    Một cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép giải phóng lực lượng sản xuất,phát huy các tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên,xã hội,cơ sở hạ tầng,huy động được các nguồn lực để hoà nhập vôứi thị trường và quốc tế.
    II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
    1.Vấn đề lựa chọn mô hình CHN-HĐH ở Việt Nam

    Đặc trưng nổi bật nhất của thế giới hiện nay là quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động chưa từng thấy trên cả lĩnh vực công nghệ và kinh tế. Trong điều kiện đó đang xuất hiện mô hình CNHHĐH theo hướng hội nhập quốc tế thay cho mô hình CNH - HĐH theo hướng xuất khẩu
    Thực ra quá trình CNH - HĐH ở việt nam đã diễn ra từ những năm của thập kỷ 60-70. Khi đó, đa số các nước thuộc hệ thông xã hội chủ nghĩa đều áp dụng chính sách kinh tế của liên xô mà không biết rằng các mô hình, chính sách kinh tế không thể học theo y nguyên cuỉa một nước nào đó,mà phải tuỳ thuộc vào điều kiện vị trí, hoàn cảnh của từng nước, từng nền kinh tếôr việt nam trước đây đã có một sai lầm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đáng lẽ phải tạo nền tàng vật chất vững vàng tức là phải phat triển các ngành kinh tế: công nghiẹp nhệ, sản xuất nhỏ nhưng chúng ta lại chủ trương phát triển công nghiẹp nặng, coi thường nông nghiệp, sản xuất nhỏ trong khi đât nước vừa trải qua chiến tranh, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, không có khả năng phját triển một nền kinh tế hiện đại to lớn. đây là chính sách trái với quy luật kinh tế, không thể “đốt cháy giai đoạn” một cách tuỳ tiện thiếu cơ sở.

     
Đang tải...