Tiểu Luận Khái niệm chuyển giao tri thức và ảnh hưởng của yếu tố động cơ đến quá trình chuyển giao tri thức

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÁI NIỆM CHUYỂN GIAO TRI THỨC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ ĐỘNG CƠ ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO TRI THỨC
    TÓM TẮT

    Đề tài dùng phương pháp định lượng để kiểm định thang đo khái niệm chuyển giao tri thức. Bên cạnh đó, hai khái niệm động cơ bên trong và động cơ bên ngoài cũng được xây dựng bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và đề tài nghiên cứu tác động của chúng đến kết quả chuyển giao tri thức. Kết quả hồi quy cho thấy cả hai yếu tố động cơ nội tại và động cơ cụ thể đều tác động dương đến kết quả chuyển giao tri thức.

    CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

    Bước sang thế kỷ XXI, bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều không thể thiếu tri thức khoa học. Đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc chiếm lĩnh được tri thức khoa học và công nghệ hiện đại để áp dụng thành công vào thực tiễn là một nhu cầu hết sức cấp bách.
    Tri thức khoa học là hệ thống các kiến thức mà con người tích lũy được trong các hoạt động sống của mình, được tích lũy ngày càng hoàn thiện từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hệ thống kiến thức ấy được áp dụng phục vụ cho hoạt động sống của con người, tạo ra của cải vật chất, tạo ra phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại nâng cao năng suất lao động của con người.
    Trong xu thế phát triển, nền kinh tế vật chất đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là biểu hiện và xu hướng của nền kinh tế hiện đại. Trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Nền kinh tế tri thức được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao.
    1.1. Mục tiêu nghiên cứu.
    Nhà trường với hai chức năng chính là nghiên cứu tức là sản xuất ra tri thức mới và giảng dạy (phân phối tri thức khoa học) thông qua các thế hệ học sinh, sinh viên tạo nên lực lượng tri thức đông đảo trong xã hội. Tuy nhiên, làm sao để áp dụng tri thức vào thực tiễn và đẩy nhanh quá trình vận dụng tri thức là một nhu cầu cần thiết để tạo động lực cho sự phát triển xã hội. Để góp phần vào công việc trên, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu như sau:
    · Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao tri thức giữa nhà trường và doanh nghiệp.
    · Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với quá trình chuyển giao tri thức thông qua sinh viên bậc đại học hệ văn bằng 2, hệ vừa làm vừa học trên địa bàn TPHCM.
    1.2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu định lượng được nhóm tác giả sử dụng để nghiên cứu, có thể diễn giải theo các bước thực hiện sau.
    Bước 1: Tổng kết lý thuyết.
    Tổng kết các nghiên cứu lý thuyết về chuyển giao tri thức; các nhân tố tác động tới chuyển giao tri thức; chuyển giao tri thức giữa nhà trường và doanh nghiệp
    Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu.
    Dựa vào tổng kết lý thuyết, tình hình giảng dạy, học tập, liên kết giảng dạy và tuyển dụng giữa nhà trường và các đơn vị tuyển dụng nhóm tác giả xác định các nhân tố thành phần tác động tới chuyển giao tri thức giữa nhà trường và doanh nghiệp. Xây dựng mô hình lý thuyết về các nhân tố tác động vào chuyển giao tri thức giữa nhà trường và doanh nghiệp và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
    Bước 3: Thực hiện nghiên cứu
    Nghiên cứu chính thức được thực hiện với mẫu 420, thông qua kỹ thuật phỏng vấn, xin ý kiến trả lời trực tiếp các câu hỏi trong phiếu điều tra với đối tượng nghiên cứu là các học viên học năm thứ 2 văn bằng đại học thứ 2 và học viên vừa học vừa làm (năm thứ 3 và thứ 4). Kết quả điều tra mẫu 420 được nhóm tác giả sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết, các giả thuyết trong mô hình.
    Bước 4.: Phân tích dữ liệu.
    · Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố thành phần.
    · Kiểm định thang đo.
    · Kiểm định mô hình lý thuyết xây dựng.


    1.3. Ý nghĩa nghiên cứu.
    Kết quả nghiên cứu giúp cho nhà trường có thể thay đổi một số nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và tạo động lực cho học viên để việc chuyển giao tri thức được thực hiện tốt hơn.
    Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được các vấn đề cần thay đổi, đẩy mạnh bên trong doanh nghiệp để tạo động lực cho nhân viên có môi trường và điều kiện tốt để thực hiện việc chuyển giao tri thức thu nhận được từ nhà trường vào doanh nghiệp.
    1.4. Kết cấu báo cáo nghiên cứu.
    Kết cấu của báo cáo nghiên cứu được chia làm 5 chương. Chương I giới thiệu tổng quan về dự án nghiên cứu. Chương II tổng hợp lý thuyết đã được công bố về chuyển giao tri thức, các nhân tố thành phần trong chuyển giao thức. Kết quả tổng hợp lý thuyết cùng với nghiên cứu thực tại về việc chuyển giao tri thức giữa một số trường và doanh nghiệp, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương III trình bày phương pháp nghiên cứu. Chương IV báo cáo kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, chương IV tóm tắt và hàm ý của kết quả nghiên cứu và nêu những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
    CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    2.1. Giới thiệu
    Việc xem xét ảnh hưởng của động cơ bên trong và động cơ bên ngoài trong việc chuyển giao tri thức của nhân viên trong các tổ chức đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đầu tư nghiên cứu trong nhiều thập kỉ qua.
    Theo Lin (2007), mặc dù nhiều lý thuyết nhận ra tầm quan trọng của cả động cơ bên trong và bên ngoài nhưng không có nghiên cứu ứng dụng nào quan trọng đánh giá được ảnh hưởng của sự khác biệt giữa yếu tố động cơ bên trong và bên ngoài của nhân viên trong quá trình chuyển giao tri thức.
    Việc chuyển giao tri thức của các nhân viên bị ảnh hưởng bởi bản thân mỗi cá nhân, sự tự chủ trong công việc và thành tích đạt được hơn là bởi những phần thưởng mang tính tài chính (Tampoe, 1996). Bên cạnh đó Ryan và Deci (2000) phát hiện rằng cảm giác của sự tự tin làm việc sẽ không làm tăng động cơ bên trong trong chuyển giao tri thức nếu nó không đi kèm với quyền tự chủ, do đó mọi người không chỉ cần cảm giác của sự tự tin (tính tự hiệu quả trong công việc) mà còn phải có quyền tự quyết định (quyền tự chủ) nếu động cơ bên trong là để duy trì hoặc nâng cao trong quá trình chuyển giao tri thức.
    Động cơ bên trong có ảnh hưởng đáng kể trong nỗ lực chuyển giao tri thức và do đó làm tăng xu hướng các cá nhân chia sẻ kiến thức của họ với các thành viên khác và tạo thuận lợi cho quá trình học tập, đó là vấn đề trọng yếu ở thời điểm khi mà khả năng để tìm hiểu thêm và học hỏi nhanh hơn so với những đối thủ cạnh tranh và nó là lợi thế cạnh tranh bền vững (Slater and Narver, 1995).
    Động cơ bên trong có thể giúp để đạt được một sự cân bằng hiệu quả hơn giữa sự cạnh tranh và sự hợp tác của các cá nhân, bởi vì nó ủng hộ một mức độ cao hơn của sự hợp tác, cụ thể là chuyển giao tri ​​thức cao hơn gây ra bởi động cơ bên trong cao hơn làm giảm sự cạnh tranh cao mà sự cạnh tranh ở mức độ này làm cản trở sự học nghề và hợp tác (Kofman và Senge, 1993)
    Hơn nữa, thực chất động cơ bên trong thúc đẩy một môi trường làm việc rất cần thiết cho cả hai giao tiếp chính thức và phi chính thức, nó đòi hỏi phải chuyển giao nhiều hơn và mua lại các kiến ​​thức cũng như sự phát triển của những hành vi mà tăng sức mạnh học hỏi trong các tổ chức (Slater và Narver, 1995).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...