Tài liệu Khái niệm chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 và hướng sửa đổi, bổ sung

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự
    Việt Nam năm 2003 và hướng sửa đổi, bổ sung








    Tóm tắt. Qua việc nghiên cứu khái niệm chứng cứ dưới góc độ khoa học và góc độ lập pháp tố tụng hình sự, tác giả đã chỉ ra các tồn tại trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 về khái niệm này và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung.





    1. Khái niệm chứng cứ dưới góc độ khoa học Luật tố tụng hình sự


    1.1. Chứng cứ là phương tiện chứng minh nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Theo đó, dựa vào chứng cứ, sự thật khách quan mới được làm rõ, đồng thời cũng loại bỏ những gì không có thật. Với tư cách là phương tiện để chứng minh tội phạm và người phạm tội, đồng thời được dùng để xác định những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, cho nên chứng cứ xuất hiện cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và được các nhà làm luật cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam.




    1.2. Hiện nay, trong khoa học Luật tố tụng hình sự Liên bang Nga và Việt Nam còn tồn tại một số quan điểm khác nhau về chứng cứ như sau:
    a) Quan điểm thứ nhất của nhà luật học người Nga M.A.Trenxôv cho rằng, “chứng cứ là những sự kiện, tình tiết” [1]. Theo đó, trong





    khái niệm này, M.A.Trenxôv đã đồng nhất chứng cứ với sự kiện của thực tiễn khách quan đã xảy ra trong quá khứ.
    b) Quan điểm thứ hai của M.X.Xtrôgôvich về ý nghĩa kép của chứng cứ khi ông cho rằng: “bản thân thuật ngữ “chứng cứ” được sử dụng trong tố tụng hình sự với hai ý nghĩa: chứng cứ là nguồn thu thập thông tin điều tra, xét xử và chứng cứ là sự kiện, tình tiết mà trên cơ sở đó Tòa án rút ra kết luận về những sự kiện khác cần phải làm rõ trong vụ án hình sự” [2].
    c) Quan điểm thứ ba của các luật gia tư sản nhấn mạnh sự giống nhau giữa chứng cứ tố tụng và chứng cứ thông thường: “Chứng cứ tố tụng là những sự kiện thông thường, là những hiện tượng như thế xuất hiện trong đời sống, những sự vật như thế, những con người như thế, những hành vi như thế của con người. Chỉ cần chúng được đưa vào phạm vi của trình tự tố tụng, trở thành biện pháp để xác định những tình tiết mà cơ quan xét xử và điều tra quan tâm, thì chúng là những chứng cứ tố tụng” [3].
    d) Quan điểm thứ tư của nhóm các tác giả Giáo trình Luật tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước đây cho rằng: “Chứng cứ là những sự việc, hiện tượng, những dấu vết được






    Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thu thập được trong quá trình điều tra, xét xử theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, để chứng minh có hay không có hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi của người thực hiện hành vi ấy và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án” [4].
    đ) Quan điểm thứ năm của TS. Đỗ Văn Đương cho rằng: “Chứng cứ là những thông tin xác thực về những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà những người và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án”[5].
    e) Quan điểm thứ sáu của TS. Trần Quang Tiệp cho rằng: “Chứng cứ là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” [6]; v.v .
    Chúng tôi không hoàn toàn đồng tình với quan điểm thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Bởi lẽ, các quan điểm này ở một chừng mực nhất định đã có sự nhầm lẫn giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ. Chứng cứ là những thông tin được rút ra từ những sự việc, hiện tượng, những dấu vết được Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thu thập được trong quá trình điều tra, xét xử theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, để chứng minh có hay không có hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi của người thực hiện hành vi ấy và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án. Nói một cách khác, chứng cứ được rút ra từ nguồn chứng cứ, chứ bản thân nguồn chứng cứ không phải là chứng cứ.
    Trong khi đó, quan điểm thứ tư lại quá chi tiết nhưng thiếu giai đoạn truy tố của cơ quan Viện kiểm sát thực hiện việc thu thập chứng cứ. Hay quan điểm thứ năm mặc dù là hợp lý nhưng lại chưa nêu ra chủ thể - các cơ quan tiến hành thực hiện. Còn quan điểm thứ sáu về cơ bản là hợp lý nhất vì nó bao quát cả các cơ quan tiến

    hành có trách nhiệm thực hiện việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ gắn liền với Luật tố tụng hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ rõ những thuộc tính về nội dung và các đặc điểm về hình thức của chứng cứ để làm cơ sở cho việc chứng minh tội phạm và người phạm tội.




    1.3. Như vậy, với việc đồng tình với quan điểm thứ sáu đã nêu, có thể rút ra ba thuộc tính của chứng cứ, đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Bởi lẽ, các thuộc tính này là một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng và chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, tính khách quan là tiền đề của tính liên quan và tính hợp pháp, tính liên quan lại giúp cho việc xác định chính xác tính khách quan và tính hợp pháp. Đến lượt mình, tính hợp pháp lại là cơ sở pháp lý cho hai thuộc tính còn lại. Tuy vậy, trong khoa học pháp lý, còn có quan điểm khác của GS. TS. Nh.X. Alếchxâyev khi ông cho rằng: chứng cứ có hai thuộc tính: tính liên quan và tính hợp pháp [7]. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này, bởi lẽ theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tế khách quan là cơ sở của nhận thức, nhận thức là sự phản ánh thực tế khách quan. Vì vậy, chứng cứ được sử dụng để xác định tội phạm, người phạm tội và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, phải tồn tại trong thực tế khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.




    2. Định nghĩa lập pháp về khái niệm chứng cứ theo Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...